NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 39 - 41)

e) Nghiên cứu gây trồng và bảo tồn Đỗ quyên lá nhọn

1.3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG

Qua nghiên cứu tổng quan trên thế giới và Việt Nam về những vấn đề có liên quan tới luận án, có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về chi Đỗ quyên. Lĩnh vực nghiên cứu rất đa dạng, từ việc mô tả về nguồn gốc, phân bố, đặc điểm hình thái, vật hậu, sinh thái, cho đến kỹ thuật nhân giống bằng hạt, bằng hom, các nghiên cứu về giá trị, phân tích đa dạng di truyền của chi Đỗ quyên. Tuy nhiên, các nghiên cứu về gây trồng chưa được quan tâm. Công tác bảo tồn đối với một số loài thuộc chi Đỗ quyên bước đầu đã được triển khai ở một số nước như Trung Quốc và Ấn Độ bằng các biện pháp như bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ thông qua việc thành lập các khu bảo tồn, rừng đặc dụng và các vườn thực vật. Tuy nhiên, đối với lồi Đỗ qun lá nhọn bước đầu đã có một số tác giả nghiên cứu về đặc điểm hình thái vật hậu, phân bố và sinh thái, cũng như nghiên cứu nhân giống và thử nghiệm trồng trên giá thể tại vườn ươm. Mặc dù vậy, cho tới nay các kết quả đạt được cịn khá hạn chế, thơng tin chưa đầy đủ bởi lồi có phân bố hẹp.

- Ở Việt Nam, các nghiên cứu về chi Đỗ quyên chưa nhiều, các nghiên cứu cũng tập trung vào đánh giá hiện trạng, phân bố, đặc điểm hình thái vật hậu, cho đến kỹ thuật nhân giống, gây trồng thử nghiệm trên giá thể tại vườn ươm.

- Tại Lâm Đồng bước đầu nghiên cứu về hiện trạng và thử nghiệm nhân giống vơ tính một số lồi Đỗ qun. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa được tiến hành trên đối tượng cây Đỗ quyên lá nhọn, chưa xác định được thời gian ra hoa, kết quả cho từng vùng có lồi phân bố, chưa xác định được loại và nồng độ chất điều hịa sinh trưởng thích hợp cho giâm hom,, chưa xác định được loại hom phù hợp. Đặc biệt công tác gây trồng chưa được thực hiện.

Mặc dù Đỗ qun lá nhọn là lồi cây có tiềm năng phát triển cả về giá trị kinh tế, cảnh quan và cả về giá trị bảo tồn, song loài cây này tại Việt Nam vẫn chưa được phát triển theo đúng tiềm năng và thế mạnh của nó vì thiếu các cơ sở khoa học về: Đặc điểm lâm học, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật gây trồng, v.v... Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn đó, luận án đã được đặt ra và tập trung chủ yếu vào nghiên cứu:

+ Đặc điểm lâm học với các nghiên cứu bổ sung về đặc điểm sinh thái, hình thái, tổ thành loài cây đi kèm, thực trạng phân bố hiện nay, đặc điểm vật hậu, đặc điểm đất đai, khả năng tái sinh trong bối cảnh tài nguyên rừng đã bị tác động nhiều tại tỉnh Lâm Đồng.

+ Nghiên cứu đa dang di truyền các quần thể tại Lâm Đồng

+ Nghiên cứu nhân giống bằng hom nhằm chủ động được nguồn giống phục vụ công tác bảo tồn.

+ Thử nghiệm gây trồng nhằm bước đầu đưa ra các hướng trồng mới, để bảo tồn tại địa phương nhằm góp phần vào việc bảo tồn, phục hồi lồi cây này tại Lâm Đồng nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

Chương 2

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w