Nghiên cứu nhân giống Đỗ quyên lá nhọn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 28 - 29)

- Nhân giống hữu tính

Li và cộng sự (2009) [72] ghi nhận gieo hạt Đỗ quyên lá nhọn xử lý bằng auxin đã nẩy mầm thành công trên giá thể là than bùn trộn đá perlite với tỷ lệ (7:3). Qun và cộng sự (2017) [97] đã nhận định hạt giống Đỗ quyên lá nhọn nảy mầm trong mơi trường có 0,6 % agar và 2,5 % sucrose, tỷ lệ đạt 64,6 % và cây con đạt chiều cao trung bình đạt 0,92 cm sau 60 ngày.

Na và cộng sự (2014) [85] thí nghiệm che sáng trong nhân giống Đỗ quyên lá nhọn, kết quả cho thấy (i) cây đạt chiều cao tốt nhất khi khơng sử dụng giàn che, khi che sáng 50% thì cây phát triển về đường kính thân tốt nhất. Che sáng 25% sẽ ức chế sự phát triển chiều cao và ngọn của cây con. (ii) Lá và chồi cây con dễ bị cháy xém vào mùa hè. Tốc độ quang hợp thực, Fo và Fv/Fm bị ức chế dưới ánh sáng 100%.

- Nhân giống vơ tính

Hua và cộng sự (2011) [63] cho rằng khi nhân giống Đỗ quyên lá nhọn cần phải lấy hom ở phía bắc của cây mẹ và sử dụng thuốc IBA với nồng độ 400 mg/L, ngâm trong dung dịch với thời gian 30 phút cho tỷ lệ ra rễ đạt khoảng 60%, chiều dài rễ trung bình là 2,44 cm và số lượng rễ là 5,07. Qun và cộng sự (2017) [97] xác định môi trường nhân chồi tốt nhất trong nuôi cấy mô tế bào Đỗ quyên lá nhọn là Read + 0,02 mg/L ¹ IBA + 1,0 mg/L ¹ ZT, và hệ số nhân chồi là 4,50 sau 60 ngày.⁻ ⁻

Môi trường tạo rễ tốt nhất là 1/2 WPM + 1,0 mg/L ¹ IBA + 0,02 mg/L ¹ ZT, tỷ lệ ra⁻ ⁻

rễ đạt 83,33 %. Khi bổ sung 0,1 % than hoạt tính có thể thúc đẩy chiều cao cây con, tỷ lệ ra rễ, số lượng và chiều dài rễ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w