Hoạt động của NHCSXH chịu tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng Chúng có thể tạo ra những thuận lợi hay khó khăn nhất định. Những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới hoạt động của NHCSXH ở nước ta ngày nay bao gồm:
Thứ nhất, điều kiện tự nhiên. Đối tượng phục vụ chủ yếu của
NHCSXH là người nghèo, sinh sống chủ yếu ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Những điều kiện tự nhiên về địa hình, đất đai, khí khậu, nguồn nước. tài nguyên thiên nhiên… thuận lợi cho phát triển kinh tế là cơ sở thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo thuận lợi khơng những cho hoạt động cung cấp tín dụng chính sách của NHCSXH, mà cịn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách đối với người nghèo. Ngược lại, tại những nơi địa hình phức tạp, đất đai, khí hậu khơng thuận lợi cho phát triển kinh tế thì khơng những chỉ sản xuất kinh doanh mà cả hoạt động của NHCSXH cũng gặp nhiều khó khăn. Để người nghèo tại các vùng khó khăn tiếp cận được với tín dụng chính sách và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó
trong sản xuất kinh doanh, vươn lên thốt nghèo, NHCSXH phải có nỗ lực lớn với chi phí rất lớn.
Thứ hai, trình độ phát triển kinh tế. Sự phát triển của kinh tế có vai
trị quyết định tới sự phát triển của những lĩnh vực hoạt động xã hội khác, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo Sự phát triển kinh tế trải qua những nấc thang khác nhau, tương ứng với từng nấc thang đó là những trình độ phát triển kinh tế nhất định thể hiện mức độ phát triển kinh tế của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể trong mối quan hệ so sánh với giai đoạn trước hoặc giữa các quốc gia, vùng kinh tế với nhau. Thông thường trình độ phát triển kinh tế được thể hiện thơng qua các chỉ tiêu như tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển kết cấu hạ tầng, mức thu nhập của dân cư… Trình độ phát triển kinh tế có tác động trực tiếp tới cơng tác giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và thu nhập của dân cư không những tạo điều kiện vật chất cho sự hỗ trợ ngày càng lớn của nhà nước cho người nghèo thông qua hoạt động của NHCSXH, mà cịn giúp cho người nghèo có thêm thuận lợi để tự vươn lên.
Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động hai mặt tới hoạt động của NHCSXH, vừa mở rộng cơ hội thu hút nguồn lực cho giảm nghèo, tiếp thu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách đối với người nghèo, song cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói và địi hỏi phải mở rộng cũng như khơng ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của NHCSXH.
Quá trình hội nhập quốc tế và khu vực đã tạo thêm thuận lợi cho sản xuất kinh doanh đối với các chủ thể kinh tế về vốn, công nghệ, thị trường, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, tăng thu ngân sách, từ đó tạo ra những điều kiện vật chất mới ngày càng lớn hơn cho cơng cuộc giảm nghèo. Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế cũng đem lại những sự trợ giúp về tài chính và kinh nghiệm tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo từ các thiết chế tài chính, tín dụng và
chính phủ, các tổ chức phi chính phủ. Những nguồn lực này cùng với các chương trình mang tính trợ giúp kỹ thuật, điều kiện kết cấu hạ tâng, nâng cao dân trí…nếu được sử dụng tốt thơng qua hoạt động của NHCSXH sẽ có vai trị hỗ trợ tích cực đối với giảm nghèo.
Thực tế cho thấy, các quốc gia không tham gia hội nhập kinh tế đã không tận dụng được các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế và giảm nghèo. Vùng châu Phi, Sa mạc Sahara hay các nước khu vực Nam Á chính là hình mẫu nghèo đói do bế quan tỏa cảng, hạn chế giao lưu mở cửa, hội nhập nền kinh tế và xã hội với thế giới bên ngoài. Kết quả là khả năng tăng trưởng kinh tế bị hạn chế, khơng tranh thủ được sự hỗ trợ từ bên ngồi, hạn chế trao đổi mua bản thương mại khoa học công nghệ. Cuộc sống của họ trở nên vất vả hơn, khả năng thốt nghèo khó khăn hơn.
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cũng có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh với các đối thủ lớn, do đó nếu các chủ thể trong nước khơng thể nâng cao sức cạnh tranh của mình thì khơng những khó thâm nhập thị trường quốc tế, mà cịn thua ngay trên sân nhà, từ đó mức độ rủi ro trong kinh doanh có thể cao hơn, đe dọa những chủ thể kinh doanh yếu kém có thể rơi vào vịng đói nghèo bất kể lúc nào. Bên cạnh đó, hội nhập cũng làm cho nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc vào thị trường quốc tế. Thực tiễn hội nhập của nước ta những năm qua cho thấy, những biến động trên thị trường thế giới ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc tới tình hình kinh doanh ở nước ta. Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt đầu từ nước Mỹ năm 2008 đã gây ra suy giảm kinh tế cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Những tín hiệu không vui từ các thị trường quốc tế đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu, làm thu hẹp quy mô sản xuất trong nước, dẫn đến nhiều căng thẳng trong giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động, làm cho cơng tác giảm nghèo nói chung và hoạt động của NHCSXH nói riêng gặp nhiều khó khăn hơn.
Thứ tư, năng lực tự vươn lên thoát nghèo của bản thân người nghèo.
Bản thân người nghèo thường có nhận thức hạn chế về vấn đề nghèo. Nhiều người nghèo ở nước ta khơng thể tự mình lý giải được ngun nhân nghèo khó của mình. Do người nghèo thường trình độ học vấn thấp, nhiều người khơng có nghề, ít có cơ hội tìm được việc làm tốt, ổn định, nên thu nhập thấp thường chỉ đạt mức đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu, từ đó khơng có điều kiện để nâng cao trình độ cũng như có tiền để đi học nghề hay trang bị hoặc nâng cao kiến thức của mình trong tương lai để thốt khỏi cảnh nghèo khó. Trình độ học vấn thấp và khơng có nghề sẽ ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, ni dưỡng con cái... đến không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương lai.
Người nghèo thường tập trung ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi đang chịu ảnh hưởng rất lớn của những tập quán, thói quen canh tác, sản xuất lạc hậu, được truyền từ đời này sang đời khác nên rất khó thay đổi. Tập quán canh tác lạc hậu, cùng với tư tưởng bảo thủ, cổ hủ, không chịu tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn mới... đã và đang là nhân tố cản trở người nghèo vươn lên trong phát triển sản xuất, kinh doanh. Khơng ít người nghèo cho đến nay vẫn chưa có ý thức vươn lên, tự cứu lấy bản thân và gia đình, một bộ phận người nghèo, đặc biệt là người dân tộc thiểu số cịn có thói quen chây lười, ỷ lại vào sự trợ giúp của nhà nước hoặc cộng đồng.
Trong trường hợp các hộ nghèo có năng lực quản lý tài chính, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, có trình độ tay nghề, có ý thức và ý chí vươn lên thốt khỏi đói nghèo, …thì sử dụng vốn vay từ NHCSXH sẽ có hiệu quả và khả năng hồn trả vốn tốt.
Do vậy, để sử dụng có hiệu quả tín dụng chính sách cho người nghèo, NHCSXH cần nỗ lực nghiên cứu nắm bắt chính xác về thực trạng nghèo và khả
năng vươn lên thoát nghèo của từng đối tượng, đồng thời phải nỗ lực tìm kiếm các giải pháp giúp người nghèo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách.
Thứ năm, năng lực hoạt động của bản thân Ngân hàng Chính sách xã hội.
Để đảm bảo hiệu quả hoạt động, NHCSXH cần có cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách, quy trình tín dụng, đội ngũ nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đã được giao. Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện cần thiết ban đầu cho mọi hoạt động có hiệu quả, trong đó có hoạt động của NHCSXH. Thực tiễn cho thấy, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học – cơng nghệ và tồn cầu hóa kinh tế, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật của hệ thống ngân hàng ngày càng được hiện đại hóa, đặc biệt là kết cấu hạ tầng cơng nghệ thơng tin, do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình NHCSXH phải ln quan tâm đầu tư hồn thiện và đổi mới trang thiết bị cũng như công nghệ phù hợp với xu thế của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại.
Năng lực hoạt động của NHCSXH phụ thuộc vào việc xây dựng và thực hiện các biện pháp chính sách, quy trình tín dụng của ngân hàng: nếu chính sách tín dụng tốt, quy trình tín dụng chặt chẽ, cấp tín dụng đúng đối tượng sẽ phát huy được vai trị của tín dụng chính sách, đồng thời hạn chế được rủi ro tín dụng.
Để đảm bảo khơng ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, NHCSXH cần có đội ngũ cán bộ có đủ bản lĩnh chính trị và chun nghiệp về chun mơn. Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng ngân hàng là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của NHCSXH. Cán bộ tín dụng có nghiệp vụ ngân hàng vững, am hiểu về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, có đạo đức, có tinh thần thái độ phục vụ vì người nghèo và các đối tượng chính sách, thực hiện cho vay đúng đối tượng, có trách nhiệm trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả nợ…sẽ nâng cao hiệu quả tín dụng. Ngược lại, nếu chủ quan trong việc cho vay, kiểm tra, giám sát hoặc
khơng năng động nhiệt tình trong cơng việc cũng là những yếu tố dẫn đến gia tăng rủi ro tín dụng. Cá biệt, nếu cán bộ tín dụng lợi dụng để vay ké hoặc thu nợ nhưng không nộp vào ngân hàng sẽ dẫn đến tổn thất tín dụng và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.