Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái được thành lập theo Quyết định số 35/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH và khai trương đi vào hoạt động tháng 3 năm 2003. Bộ máy tổ chức, gồm có 5 phịng chun mơn, nghiệp vụ: Phịng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng, Phịng Kế tốn ngân quỹ, Phịng Kiểm tra - kiểm tốn nội bộ, Phịng Hành chính tổ chức, Phòng Tin học và 8 Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH tại các huyện, 180 cán bộ màng lưới tại các xã, phường. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong quan hệ giao dịch với ngân hàng, Chi nhánh đã tổ chức 152 điểm giao dịch xã tại những nơi có bán kính xa trụ sở UBND xã trên 3 km với 2.678 tổ TK&VV tại các thôn, bản. Khi mới tách ra, Chi nhánh chỉ có 07 cán bộ từ NHNo&PTNT chuyển sang. Đến nay tồn tỉnh có 116 cán bộ cơng nhân viên.
Trong điều kiện Yên Bái vẫn đang là tỉnh có điều kiện tự nhiên tương đối khó khăn, trình độ dân trí thấp, khơng đồng đều, cơ sở hạ tầng hết sức hạn chế, giao thơng đi lại khó khăn, quy mơ kinh tế cịn nhỏ bé, phần lớn là tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hố nhỏ bé, phân tán, kém hiệu quả, trình độ canh
tác cịn lạc hậu; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và thiếu bền vững, tỷ lệ hộ nghèo cịn cao so với bình qn của cả nước 15,73% năm 2009, hoạt động của NHCSXH tỉnh Yên Bái đã đạt được những thành tích quan trọng:
- Về công tác huy động vốn: Tổng nguồn vốn đến 31/12/2009 là 964.584 triệu đồng. Trong đó nguồn vốn do Trung ương chuyển về 953.117 triệu đồng, Nguồn vốn do địa phương cấp 7.284 triệu đồng, nguồn vốn huy động tại địa phương được cấp bù lãi suất 4.183 triệu đồng.
- Về công tác sử dụng vốn: Tổng dư nợ đến 31/12/2009 là 959.464 triệu đồng với 10 chương trình cho vay, nợ quá hạn 12.607 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,3% /tổng dư nợ, nợ khoanh 6.567 triệu đồng, chiếm 0,6%/tổng dư nợ. Trong đó: cho vay hộ nghèo 451.323 triệu đồng; cho vay giải quyết việc làm 48.197 triệu đồng; cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn 135.724 triệu đồng; cho vay XKLĐ 8.138 triệu đồng; dư nợ cho vay nước sạch VSMT 52.857 triệu đồng; dư nợ cho vay hộ SXKD vùng khó khăn 233.826 triệu đồng; dư nợ cho vay hộ dân tộc thiểu số 12.880 triệu đồng; dư nợ cho vay hộ nghèo về nhà ở 7.985 triệu đồng; dư nợ cho vay thương nhân vùng khó khăn 3.070 triệu đồng; dư nợ cho vay khác bằng vốn địa phương 5.464 triệu đồng.
Những tồn tại và hạn chế trong hoạt động của NHCSXH tỉnh Yên Bái ngày nay bao gồm:
- Công tác tuyên truyền, vận động đã làm song chưa thường xuyên, chưa có những biện pháp thiết thực, phù hợp với từng vùng và khu vực dân trí khác nhau. Đặc biệt là các xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa việc này còn rất hạn chế, nên ở một số nơi người dân chưa hiểu rõ chính sách cho vay, việc sử dụng tiền vay và trách nhiệm sau khi được vay vốn chưa cao, do không được tư vấn đầy đủ nên có hộ nghèo sợ khơng dám vay vốn.
- Thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp chưa dành nhiều thời gian kiểm tra, giám sát chỉ đạo tại cơ sở theo địa bàn được phân công phụ trách, các thành viên Ban đại diện HĐQT là chủ quản các dự án đầu tư chưa
tích cực tham mưu cho Ban đại diện HĐQT chỉ đạo thực hiện lồng ghép các chương trình như: chương trình khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến công, chuyển giao KHKT, kinh nghiệm sản xuất phối hợp quản lý vốn và đánh giá hiệu quả, mục tiêu của từng chương trình thơng qua việc đầu tư vốn tín dụng chính sách.
- Đối với UBND, Ban XĐGN cấp xã có nơi cán bộ lãnh đạo chưa thực sự vào cuộc, chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, thực hiện chính sách đầu tư trên địa bàn mình phụ trách, cịn phó mặc cho NHCSXH và tổ chức hội làm uỷ thác, thậm chí bình xét cho vay sai đối tượng, chưa thực sự công khai, dân chủ, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao.
- Hiện nay mức cho vay của các chương trình bình qn trên 1 hộ cịn thấp, cho vay cịn dàn trải, do vậy chưa phát huy tốt hiệu quả của chính sách đầu tư, chưa tạo điều kiện cho người vay khai thác hết tiềm năng thế mạnh của mình để đầu tư vào sản xuất.
- Các tổ chức hội, đoàn thể làm uỷ thác chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình theo Văn bản thoả thuận và hợp đồng uỷ thác đã ký kết với NHCSXH, có nơi chưa chủ động tuyên truyền vận động nhân dân, hướng dẫn để giúp hội viên mình vay vốn để đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả hơn. Đặc biệt cơng tác kiểm tra cịn nhiều hạn chế, chưa tích cực thực hiện dẫn đến thời gian qua để một số Tổ TK&VV lợi dụng vay ké, xâm tiêu, nợ quá hạn, một số hộ vay vốn về chưa sử dụng đúng mục đích, khơng có hiệu quả, khơng kịp thời phát hiện để có hướng xử lý, chấn chỉnh ngay.