Kinh nghiệm của Ngân hàng chính sách tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang (Trang 35 - 37)

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 37/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH và khai trương đi vào hoạt động tháng 3 năm 2003. Bộ máy tổ chức, gồm có 5 phịng chun mơn, nghiệp vụ: Phịng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng, Phịng Kế tốn ngân quỹ, Phịng Kiểm tra - kiểm tốn nội

bộ, Phịng Hành chính tổ chức, Phịng Tin học và 10 Phịng giao dịch (PGD) NHCSXH tại các huyện, 226 cán bộ màng lưới tại các xã, phường. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong quan hệ giao dịch với ngân hàng, Chi nhánh đã tổ chức 198 điểm giao dịch xã tại những nơi có bán kính xa trụ sở UBND xã trên 3 km với 2.847 tổ TK&VV tại các thôn, bản. Khi mới tách ra, Chi nhánh chỉ có 07 cán bộ từ NHNo&PTNT chuyển sang. Đến nay tồn tỉnh có 132 cán bộ cơng nhân viên.

Lạng Sơn là tỉnh có điều kiện tương đối khó khăn, đơng đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, không đồng đều, cơ sở hạ tầng yếu kém nhất, quy mơ kinh tế cịn nhỏ bé, phần lớn là tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hoá nhỏ bé, phân tán, kém hiệu quả, trình độ canh tác cịn lạc hậu; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và thiếu bền vững, tỷ lệ hộ nghèo so với mức bình quân chung của cả nước 17,84% năm 2009. Những kết quả đạt được chủ yếu của NHCSXH tỉnh Lạng Sơn thời gian qua bao gồm:

- Về công tác huy động vốn: Tổng nguồn vốn đến 31/12/2009 là 890.000 triệu đồng. Trong đó nguồn vốn do Trung ương chuyển về 858.130 triệu đồng, Nguồn vốn do địa phương cấp 26.088 triệu đồng, nguồn vốn huy động tại địa phương được cấp bù lãi suất 5.782 triệu đồng.

- Về cơng tác sử dụng vốn: ngay từ khi có nguồn vốn được giao, ngân hàng đã chủ động xây dựng kế hoạch nhằm triển khai, thực hiện việc giải ngân nhanh chóng và đồng bộ ở các địa phương. Để thực hiện cho vay có hiệu quả, ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội và đoàn thể tổ chức cơng tác tun truyền ở cơ sở. Trong đó, chú trọng kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn, thường xuyên nâng cao năng lực quản lý vốn cho các tổ trưởng. Từ đó, các tổ chức hội, các tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, bản đã phát huy tốt vai trò uỷ thác, là cánh tay đắc lực của ngân hàng trong thực hiện công tác tuyên truyền và quản lý vốn tại cơ sở. Đặc biệt là trong khâu bình xét đối tượng vay vốn, các tổ chức hội tham gia cùng với địa phương bình xét, đảm

bảo tính dân chủ, cơng bằng và đúng đối tượng. Trong triển khai cho vay, ngân hàng khơng chỉ đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ của ngân hàng, quan tâm việc tuyên truyền các chính sách đến người dân, chuyển vốn đến tận tay người cần vốn, mà còn đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả. Vì vậy, trong quá trình cho vay, cán bộ ngân hàng còn phối hợp với các tổ chức hội, bám sát điều kiện địa phương và mục đích vay vốn để vừa hướng dẫn, định hướng, vừa kiểm tra quá trình sử dụng vốn. Đối với các xã vùng III, xã đặc biệt khó khăn, việc tuyên truyền, định hướng giúp bà con sử dụng vốn có hiệu quả càng được chú trọng.

Tổng dư nợ đến 31/12/2009 là 886.992 triệu đồng với 8 chương trình cho vay, nợ quá hạn 8.521 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,96% /tổng dư nợ, nợ khoanh 1.361 triệu đồng, chiếm 0,15%/tổng dư nợ. Trong đó: cho vay hộ nghèo 414.438 triệu đồng; cho vay giải quyết việc làm 48.580 triệu đồng; cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn 91.188 triệu đồng; cho vay XKLĐ 16.243 triệu đồng; dư nợ cho vay nước sạch VSMT 31.802 triệu đồng; dư nợ cho vay hộ SXKD vùng khó khăn 271.441 triệu đồng; dư nợ cho vay hộ dân tộc thiểu số 6.070 triệu đồng; dư nợ cho vay hộ nghèo về nhà ở 7.230 triệu đồng.

Một phần của tài liệu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w