NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG NHCSXH TỈNH HÀ GIANG PHỤC VỤ GIẢM NGHÈO

Một phần của tài liệu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang (Trang 76 - 78)

- Doanh số cho vay 10.097 14.077 11.586 10.609 14.765 16.814 20

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG NHCSXH TỈNH HÀ GIANG PHỤC VỤ GIẢM NGHÈO

HOẠT ĐỘNG NHCSXH TỈNH HÀ GIANG PHỤC VỤ GIẢM NGHÈO

3.2.1. Về công tác huy động vốn

Nguồn vốn là cơ sở đảm bảo cho ngân hàng nói chung và NHCSXH nói riêng có thể hoạt động. Việc thu hút và mức độ đảm bảo nguồn vốn luôn là điều kiện cần thiết quan trọng có tác động trực tiếp tới năng lực hoạt động của NHCSXH. Do tính chất đặc thù về chức năng nhiệm vụ, so với các loại hình ngân hàng khác, nguồn vốn hoạt động của NHCSXH chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc thông qua ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để không ngừng nâng cao năng lực tài chính của mình,

ngồi nguồn vốn ngân sách vẫn được xác định là nguồn vốn đang và sẽ tiếp tục đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động của NHCSXH, cần tiếp tục bổ sung và hồn chỉnh chính sách, cơ chế quản lý, đặc biệt là cơ chế huy động nguồn vốn để mở rộng khai huy động thêm các nguồn lực tài chính khác từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế trong và ngồi tỉnh.

Cơng tác huy động vốn cho hoạt động của NHCSXH cần hướng vào tăng cường huy động các nguồn vốn như là tiền gửi có lãi suất thấp hoặc tiền gửi không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân làm từ thiện, tiếp cận với nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, vốn tiền gửi ký quỹ của các nhà đầu tư vào tỉnh Hà Giang để có vốn lãi suất thấp bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

NHCSXH tỉnh phải phối hợp với các cơ quan ban ngành như Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư để lập đề án “Thành lập Quỹ giải quyết việc làm địa phương”, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí một phần kinh phí trong dự tốn ngân sách địa phương, hàng năm khoảng từ 3-4 tỷ đồng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Quỹ này được sử dụng để cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở sản xuất của người tàn tật…và các đối tượng khác theo yêu cầu của UBND tỉnh, trong đó các vấn đề về quy trình cho vay, lãi suất cho vay, xử lý rủi ro…được thực hiện theo quy định hiện hành của NHCSXH.

Để có bổ sung thêm nguồn vốn cho hoạt động, NHCSXH tỉnh cần tiếp chủ động, tích cực huy động các nguồn vốn khác trên thị trường theo chính sách được cấp bù lãi suất. Đẩy mạnh việc triển khai cung cấp các hoạt động dịch vụ ngân quỹ, thanh toán, ngân hàng cho khách hàng để huy động thêm nhiều nguồn vốn phục vụ hoạt động cho vay. Thực hiện tốt huy động tiết kiệm dân cư đặc biệt là huy động tiết kiệm thông qua tổ vay vốn để tạo nguồn lực thực hiện tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao.

Một phần của tài liệu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w