- Doanh số cho vay 10.097 14.077 11.586 10.609 14.765 16.814 20
3.2.3. Phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố đặc biệt quan trọng có vai trị quyết định đối với hiệu quả hoạt động của NHCSXH, vì vậy cần phải tạo lập và phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu với chất lượng đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của NHCSXH. Để có nguồn nhân lực phù hợp cần chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo phát triển và sử dụng với chế độ đãi ngộ hợp lý đối với nguồn nhân lực.
Về công tác tuyển dụng, cần xác định rõ khối lượng công việc cụ thể mà đội ngũ cán bộ của NHCSXH trong từng giai đoạn phát triển cần thực hiện làm căn cứ đánh giá nhu cầu tuyển dụng cán bộ. Cơng tác tuyển dụng có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo đủ nguồn nhân lực về số lượngvà phù hợp về cơ cấu cho công việc, đồng thời tạo nền tảng cho cơng tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, vì vậy cần có quy trình tuyển chọn khoa học nhằm thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo có thể nhanh chóng làm quen và thực thi tốt những cơng việc đảm nhận.
Để có thể thực hiện tốt các chức năng đặc thù của NHCSXH, cần có nguồn nhân lực khơng những tinh thơng về nghiệp vụ, mà càn phải có đủ bản lĩnh và phẩm chất. Xóa đói giảm nghèo là cơng việc rất khó khăn phức tạp. Nếu cán bộ của NHCSXH khơng có tinh thần phục vụ tận tụy thì khó có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Sự thờ ơ và thiếu trách nhiệm của cán bộ NHCSXH khó có thể đưa được đồng vốn hỗ trợ của Nhà nước tới đúng đối tượng là người nghèo, đồng thời kể cả khi người nghèo đã nhận được vốn tín dụng chính sách cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả, có thể khơng trả được nợ cho ngân hàng, do đó người nghèo vẫn khơng thốt nghèo, có thể trở thành
nghèo thêm, cịn ngân hàng sẽ khơng thể thu hồi vốn để tiếp tục hoạt động. Do vậy, cần không những chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên, mà càn phải đặc biệt quan tâm rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức đối với cán bộ làm cơng tác tín dụng để phục vụ tốt sự nghiệp cho vay XĐGN theo nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao
Để nâng cao trình độ chun mơn của nguồn nhân lực NHCSXH cần thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, trình độ quản lý. Coi trọng cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ, để cán bộ nhận thức được trách nhiệm và có đủ khả năng và trình độ đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng tăng và cường độ làm việc cao của NHCSXH. Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn tới, cần phải có một đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, linh hoạt sáng tạo trong quản lý điều hành, thạo tay nghề trong thực thi nhiệm vụ. Cần nâng cao chất lượng cán bộ, lấy con người làm động lực chính cho sự nghiệp phát triển của NHCSXH. Chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng cao, có tâm, có tầm, tâm huyết với người nghèo, năng động, dễ thích nghi với sự đổi mới và phát triển nhanh của khoa học công nghệ và nền kinh tế. Bên cạnh việc quy hoạch cán bộ, Chi nhánh cần có kế hoạch đào tạo để phát huy năng lực của cán bộ giỏi, tạo nguồn cán bộ kế cận trong tương lai. Chú trọng việc tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác cho vay, tổ trưởng Tổ TK&VV, cán bộ tín dụng. Ưu tiên tuyển dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số để làm công tác tuyên truyền vận động bà con thực hiện tốt tín dụng chính sách.
Cần xác định rõ những kiến thức chuyên môn mà từng cán bộ đảm nhận từng cương vị cần phải có, đồng thời chú trọng khơng ngừng nâng cao trình độ cán bộ về cơng nghệ thơng tin, ngoại ngữ và tiếng đồng bào. Để có đội ngũ cán bộ chuyên môn cao cần phối kết hợp đào tạo và đào tạo lại theo các hệ đào tạo tập trung và không tập trung. Ưu tiên cán bộ trẻ đào tạo theo
các hệ tập trung với sự phối kết hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín. Ngồi ra cần thường xun tổ chức các hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các chuyên gia và cán bộ có kinh nghiệm của ngân hàng để cán bộ có thể trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Những định hướng chính trong cơng tác đào tạo nguồn nhân lực cho NHCSXH tỉnh thời gian tới bao gồm:
Một là, tập trung đào tạo kiến thức và kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán
bộ Phòng giao dịch cấp huyện nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, về tin học.
Hai là, tổ chức học tập kịp thời các văn bản, chế độ nghiệp vụ mới, các
Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước có liên quan đến ngành, đến người lao động. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên NHCSXH.
Ba là, thông qua hoạt động đối ngoại, cần tổ chức các lớp học tập ngắn
ngày ở nước ngoài để trao đổi kinh nghiệm, mở mang kiến thức cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các cấp ngân hàng.
Bốn là, đẩy mạnh cơng tác đào tạo cho cán bộ hội đồn thể nhận ủy
thác, cán bộ Ban XĐGN cấp xã và cán bộ Ban quản lý Tổ TK&VV nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV và nghiệp vụ ủy thác của các tổ chức hội.
Năm là, tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ mới tuyển dụng, tiếp nhận
vào NHCSXH. Đồng thời tổ chức thi sát hạch cho số cán bộ đã kết thúc thời hạn lao động hợp đồng 01 năm tại NHCSXH.
Sáu là, tổ chức các lớp đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tín
dụng, cán bộ kiểm tra kiểm sốt, cán bộ hành chính tổ chức, xây dựng cơ bản… Đồng thời, mở các lớp đào tạo kiến thức cơ bản về ngân hàng cho cán bộ lãnh đạo quản lý từ ngành khác chuyển sang, chưa qua đào tạo về nghiệp vụ ngân hàng; lớp Quản lý Nhà nước cho các đối tượng có nhu cầu thi nâng ngạch lương...
Để thực hiện tốt những định hướng kể trên cần tiếp tục củng cố hồn thiện mơ hình tổ chức, cơ sở vật chất cho cơng tác đào tạo, đảm bảo đủ số lượng cán bộ quản lý và giảng viên đáp ứng được nhu cầu đào tạo. Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; triển khai đào tạo giảng viên kiêm nhiệm trong hệ thống NHCSXH để có thể đáp ứng được yêu cầu về đào tạo tại các khu vực; tăng cường sự chỉ đạo nghiệp vụ đào tạo đối với các chi nhánh cấp tỉnh, Cơ sở Đào tạo và Phòng giao dịch cấp huyện. Chuyển giao cơng nghệ giảng dạy bao gồm kỹ năng, giáo trình, giáo án, thiết bị giảng dạy cho cán bộ giảng dạy cấp huyện; xây dựng và tăng cường mối quan hệ phối hợp chỉ đạo trong hoạt động đào tạo giữa cơ sở đào tạo, NHCSXH với các ban, ngành, hội, đoàn thể nhận ủy thác trên địa bàn tỉnh.
Để đội ngũ cán bộ có thể phát huy năng lực hoạt động hiệu quả, bên cạnh chính sách tuyển dụng và đào tạo cần có sự phân cơng bố trí cơng việc phù hợp với khả năng, trình độ của từng cán bộ theo nguyên tắc đúng người, đúng việc. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý cần hoàn thiện về công tác tổ chức, quy hoạch, bổ nhiệm đủ cán bộ lãnh đạo từ cấp huyện đến tỉnh.
Thường xuyên tổ chức kiện toàn màng lưới hoạt động, tiếp tục củng cố và hồn thiện cơng tác cán bộ đối với Chi nhánh và các Phịng giao dịch huyện để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sắp xếp lại đội ngũ nhân viên, thực hiện công tác bổ nhiệm và luân chuyển, điều động, tăng cường cán bộ về cơ sở để tăng cường năng lực điều hành, tổ chức triển khai nhiệm vụ đối với một số Phòng giao dịch cấp huyện; đặc biệt là 6 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
Để đẩy mạnh phong trào thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững cần tiếp tục hồn thiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngân hàng, đồng thời tổ chức thăm hỏi động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích xuất sắc hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, giáo dục chính trị tư tưởng để cán bộ
công nhân viên yên tâm công tác phục vụ trong ngành. Tăng cường phân cấp quản lý tài chính đến Phịng giao dịch NHCSXH cấp huyện, gắn việc khoán quỹ thu nhập (bao gồm quỹ lương và quỹ thưởng) với chất lượng tín dụng và kết quả thu lãi để kích thích cơ sở làm tốt cơng tác cho vay, thu nợ, quản lý dư nợ. Trên cơ sở mức khoán thu, khoán chi của NHCSXH, chi nhánh giao cho các phịng giao dịch thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương từng huyện, đảm bảo có thưởng, phạt, có khuyến khích để các đơn vị thực hiện tốt kế hoạch tài chính của tồn chi nhánh.