Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang (Trang 41 - 45)

động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang

Về điều kiện tự nhiên:

Hà Giang là tỉnh miền núi, dân tộc, vùng cao biên giới cực Bắc của Tổ quốc, phía bắc giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây – Trung Quốc với đường biên giới dài 274km. Phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang, Phía Đơng giáp Cao Bằng, phía Tây giáp Yên Bái và Lào Cai. Diện tích tự nhiên rộng 7.884,37km2, địa hình phức tạp có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi núi cao, vực sâu, giao thơng đi lại khó khăn, điều kiện tự nhiên và khí hậu khắc nghiệt, hàng năm thường xảy ra lũ quét, rét đậm, rét hại ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của nhân dân và hoạt động NHCSXH.

Về điều kiện kinh tế - xã hội:

- Hà Giang có 10 huyện và 1 thị xã. Dân số trên 72 vạn người, gồm 22 dân tộc anh em, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số chiếm 89% số hộ trong toàn tỉnh. Đất đai rộng nhưng thiếu đất sản xuất, xa các trung tâm kinh tế lớn, giao thơng đi lại khó khăn, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển, quy mô kinh tế còn nhỏ bé, phần lớn sản xuất vẫn đang ở trình độ tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hố nhỏ bé, phân tán, kém hiệu quả, trình độ canh tác cịn lạc hậu; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và thiếu bền vững, tỷ lệ hộ đói nghèo cao; nguồn nhân lực vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng, đặc biệt đội ngũ cán bộ cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, năng lực hoạt động

của bộ máy quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội nhất là các huyện vùng cao cịn hạn chế, chất lượng lao động, trình độ dân trí của đại bộ phận dân cư thấp.

Mặc dù đã có những bước tiến khá nhanh trong những năm qua, nhưng Hà Giang vẫn là một trong những địa phương nghèo nhất của cả nước, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh mới chỉ đạt 33% mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước. Tồn tỉnh hiện đang có 181/194 xã thuộc vùng khó khăn, có 6 huyện trong 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, 115 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cịn cao 21,52% năm 2009, mức sống giữa thành thị và nông thơn có sự chênh lệch lớn, sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra ngày càng gay gắt. Đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo khá lớn. Nghèo đói do nhiều nguyên nhân nhưng qua số liệu điều tra năm 2005 ở bảng 2.1, chúng ta thấy ngun nhân chính dẫn đến đói nghèo được tập trung cao nhất là thiếu vốn.

Bảng 2.1: Nguyên nhân nghèo của hộ gia đình tỉnh Hà Giang năm 2005

STT Nguyên nhân nghèo Số hộ Tỷ lệ ( %)

01 Thiếu kinh nghiệm làm ăn 29.898 42,67

02 Thiếu lao động 7.264 10,37

03 Đông con 13.316 19,00

04 Thiếu vốn 36.794 52,51

05 Thiếu đất sản xuất 16.467 23,50

06 Tệ nạn xã hội, lười lao động 1.074 1,53

07 Tai nạn rủi ro 279 0,40

08 Ốm đau, già cả, mất sức lao động 1.812 2,59 09 Nguyên nhân khác

Nguồn: Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hà Giang năm 2005

Công tác XĐGN đã được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm thường xuyên, gắn với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, trên cơ sở phát huy tối đa nguồn nội lực tại địa phương. Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo từ 51,05% năm 2005 với 65.568 hộ nghèo/ 128.432 hộ đến cuối 2009 giảm còn 21,52% với 31.931 hộ nghèo, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn 31.679 hộ, chiếm tỷ lệ 21,35% hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên công tác XĐGN của tỉnh Hà Giang cịn có những khó khăn sau: + Cơ sở hạ tầng của các xã đặc biệt khó khăn trong tỉnh đã được cải thiện song nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất hàng hóa. Đường giao thơng đã được cải thiện, song đi lại, vận chuyển tại một số vùng cịn khó khăn khiến cho giá thành vật tư, ngun vật liệu cịn cao; hàng hóa, sản phẩm làm ra khơng có tính cạnh tranh. Hệ thống thủy lợi chỉ mới đáp ứng cho sản xuất nơng nghiệp quy mơ nhỏ của hộ gia đình, chưa phục vụ được nhu cầu sản xuất lớn.

+ Nguồn lực cho tăng trưởng còn hạn chế và nguồn vốn cho XĐGN chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân; việc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xã như điện, đường, trường, trạm… đã được chú trọng thực hiện nhưng chưa bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng; kinh phí hướng dẫn cách làm ăn cịn thấp, mới chỉ vươn tới một tỷ lệ nhỏ các hộ nghèo; vốn cho vay XĐGN cịn hạn hẹp, mức vay cịn ít, khơng đủ đáp ứng cả về lượng vốn cũng như số người cần vay.

+ Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn lạc hậu. Sản phẩm làm ra thường cung cấp dưới dạng thô, chưa qua xử lý, chế biến để làm tăng giá trị sản phẩm nên thu nhập của người dân còn thấp.

+ XĐGN chưa bền vững, khoảng cách giữa người nghèo theo chuẩn nghèo và người thuộc diện khó khăn cách nhau không xa. Những người

được xác định là thốt nghèo thì cuộc sống chưa được cải thiện một cách căn bản.

+ Hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực: Trình độ dân trí tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp; kỹ năng nghề nghiệp hạn chế nên việc tiếp thu kỹ thuật, công nghệ, phương pháp sản xuất tiến bộ rất khó khăn, do vậy chất lượng làm việc không cao.

+ Nhận thức về yêu cầu nỗ lực của bản thân người nghèo trong XĐGN bước đầu có chuyển biến song vẫn cịn một bộ phận trơng chờ, ỷ lại; tâm lý chịu khổ chứ khơng chịu khó vẫn cịn tồn tại trong một bộ phận người dân.

- Về lao động và việc làm cũng đang có nhiều nổi cộm. Trong 7 năm trở lại đây, mỗi năm số người thất nghiệp ở thành thị khoảng 2 ngàn người và quĩ thời gian nhàn rỗi của lao động nông thôn tương đương với 100–110 ngàn người. Bình quân số lao động được tạo việc làm tại địa phương mỗi năm gần 13.000 người. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 5,56% năm 2005 giảm còn 3,91% năm 2009. Tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn từ 77,75% năm 2005 tăng lên 84,1% năm 2009.

Bảng 2.2: Tỷ lệ thất nghiệp và số người được GQVL giai đoạn 2003-2009

Năm Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị Tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động ở nông

thôn

Số người được giải quyết việc làm Trong tỉnh Ngồitỉnh XKLĐ Cộng 2003 5,56% 77,75% 11.136 Khơng đánh giá 0 11.136 2004 4,49 79,00 13.836 107 13.943 2005 4,21 80,82 10.747 253 11.000 2006 4,03 81,59 9.677 817 1.030 11.524 2007 4,00 82,37 11.043 1.275 850 13.168 2008 3,94 83,22 12.359 1.133 503 13.995 2009 3,91 84,10 14.431 1.110 40 14.546

Ảnh hưởng của những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội kể trên đã và đang đòi hỏi NHCSXH trên địa bàn tỉnh phải khơng ngừng nỗ lực cố gắng hồn thành chức năng nhiệm vụ của mình, góp phần tích cực vào xóa đói, giảm nghèo, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w