Những thành tựu chủ yếu và nguyên nhân Thành tựu chủ yếu:

Một phần của tài liệu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang (Trang 65 - 67)

- Doanh số cho vay 10.097 14.077 11.586 10.609 14.765 16.814 20

2.3.1. Những thành tựu chủ yếu và nguyên nhân Thành tựu chủ yếu:

Thành tựu chủ yếu:

Trong 7 năm hoạt động kể từ khi được thành lập đến nay NHCSXH tỉnh Hà Giang đã triển khai thực hiện tốt chính sách tín dụng của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhờ tăng trưởng cao và liên tục về vốn huy động và dư nợ cho vay theo các chương trình tín dụng ưu đãi, NHCSXH tỉnh Hà Giang đã bước đầu thực hiện được mục tiêu của chính sách mà Nghị định 78 đặt ra là sử dụng nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ SXKD, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện các chương trình quốc gia như XĐGN, NSVSMT, GQVL, chương trình của địa phương về phát triển đàn bị hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni…

Những thành tựu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh đã đạt được nhờ hoạt động của NHCSXH thể hiện trên các mặt:

Một là, nhờ hoạt động tích cực của NHCSXH, trên địa bàn tỉnh đã có

105.425 lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi, 36.925 lao động được đào tạo nghề, số lao động được giải quyết việc làm hàng năm trên 10 nghìn người; với 2.783 lao động được đi xuất khẩu lao động, 23.304 hộ được xố nhà tạm, với 10.048 hộ vay chương trình nước sạch VSMT giúp các hộ xây dựng được 16.421 cơng trình cấp nước sinh hoạt và cơng trình vệ sinh.

Hai là, thu nhập bình quân đầu người tăng và tỷ lệ hộ nghèo giảm

nhanh. Tính đến cuối năm 2009 tồn tỉnh có 46.711 hộ thốt nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh từ 51,05% đầu năm 2006 xuống còn 21,52% vào cuối năm 2009. Đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo thuộc các xã đặc biệt khó khăn giảm từ 70,34% đầu năm 2006 xuống còn 34,21% năm 2009. Thu nhập bình quân đầu người năm 2003 là 2,36 triệu đồng/người/năm đến năm 2009 tăng lên 6,3 triệu đồng/người/năm.

Ba là, đóng góp đáng kể vào thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ

cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm gần đây đạt trên 10,5%, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; cơ cấu GDP năm 2003: Nông, lâm nghiệp 44,09%; Công nghiệp và xây dựng 22,17%; Dịch vụ 33,74%, Cơ cấu GDP năm 2009 Nông, lâm nghiệp 35,07%; Công nghiệp và xây dựng 26,27%; Dịch vụ 38,66%; sản lượng lương thực đầu người năm 2003 227kg/người đến năm 2009 đã tăng lên 419kg/người.

Nguyên nhân của các thành tựu:

- Chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng hệ thống NHCSXH, thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; có chính sách đối với vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn; đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân là đúng đắn, phù hợp với thực tế Việt Nam và tỉnh Hà Giang.

- Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, các ngành, sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội và người dân, đã phát huy được sức mạnh tổng hợp toàn xã hội bằng các nguồn lực tồn xã hội, thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm.

- Mơ hình quản lý và xây dựng kênh dẫn vốn cho vay hộ nghèo theo phương thức ủy thác qua các tổ chức Chính trị-xã hội là hướng đi đúng đắn, từng bước thực hiện cơng tác xã hội hố hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện tổ chức giải ngân nhanh đến tay người cần vốn. Định hướng triển khai cơng tác tín dụng của NHCSXH thơng qua các hội, đồn thể để quản lý vốn, phối hợp chặt chẽ, gần gũi với hội, đoàn thể các cấp như là một bộ phận không thể tách rời cơng tác tín dụng của NHCSXH. Đồng thời, cũng từ việc thực hiện phương thức cho vay ủy thác giúp cho các tổ chức chính trị – xã hội phối hợp, lồng ghép chương trình tín dụng với các chương trình kinh tế văn hố xã hội khác, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Một phần của tài liệu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w