Trong những năm qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Giang đã thực hiện huy động vốn dưới nhiều hình thức như nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân; huy động tiết kiệm của người nghèo với lãi suất huy động bằng mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các NHTM nhà nước trên địa bàn. Nguồn vốn của Chi nhánh có mức tăng trưởng cao liên tục qua các năm nhưng chủ yếu vẫn là nguồn vốn cân đối từ Trung ương. Nguồn vốn huy động tại địa phương cịn chiếm tỷ trọng thấp.
Tình hình nguồn vốn hoạt động của NHCSXH tỉnh từ khi được thành lập có động thái thể hiện qua các số liệu của bảng dưới đây:
Bảng 2.3: Tăng trưởng nguồn vốn qua các năm từ 2003-2009
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Nguồn vốn từ TW 106.060 177.931 233.847 333.658 552.472 932.564 1.446.880 2. Nguồn vốn huy động NSĐP 5.088 5.088 5.088 6.486 7.358 8.412 9.479 3. Vốn huy động 4.888 7.022 10.325 11.868 7.379 7.684 8.381 4. Vốn khác Tổng cộng 116.036 190.041 249.260 352.012 567.209 948.660 1.464.740 Tốc độ tăng trưởng 63,7% 31,2% 41,2% 61,1% 67,3% 54,4%
Từ những số liệu trên có thể thấy rõ tình hình huy động vốn của NHCSXH tỉnh Hà Giang giai đoạn từ năm 2003 đến nay như sau:
Thứ nhất, nguồn vốn được hình thành từ nguồn vốn cân đối từ Trung ương:
Một là, thông qua công tác nhận bàn giao từ các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh, tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2003 Chi nhánh đã nhận bàn giao tổng số vốn là 116.036, triệu đồng, bao gồm:
- Nguồn vốn cho vay hộ nghèo: 96.605 triệu đồng, trong đó vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương: 5.088 triệu đồng.
- Cho vay Quỹ cho vay giải quyết việc làm: 22.503 triệu đồng.
Hai là, nguồn vốn cân đối từ Trung ương tăng trưởng liên tục với tốc độ cao qua các năm. Năm 2004 so với năm 2003 nguồn vốn này tăng 167,76%; năm 2005 – 131,43%; năm 2006 – 142,68%; năm 2007 – 165,58%; năm 2008 – 168,8%; năm 2009 – 155,15% và đạt mức 1.446.880 triệu đồng.
Thứ hai, nguồn vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư từ ngân sách địa
phương cũng tăng trưởng liên tục từ năm 2006. Năm 2006 so với năm 2005 nguồn vốn này tăng 127,48%; năm 2007 – 113,44%; năm 2008 – 114,32%; năm 2009 – 112,68% và đạt mức 9.479 triệu đồng.
Thứ ba, động thái của nguồn vốn NHCSXH tỉnh tự huy động mặc dù
chưa ổn định nhìn chung đều tăng trưởng hàng năm, ngoại trừ năm 2007 (chỉ đạt mức bằng 62,18% so với năm 2006). Năm 2004 so với năm 2003 nguồn vốn này tăng 146,66%; năm 2005 – 147,04%; năm 2006 – 114,94%; năm 2008 – 104,13%. Điều đáng ghi nhận ở đây là mặc dù năm 2009 là năm khó khăn chung của nền kinh tế nước ta do khủng hoảng kinh tế tồn cầu song cơng tác tự huy động vốn của NHCSXH tỉnh vẫn đạt được kết quả tích cực với mức tăng trưởng là 109,07%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của năm 2008 và đạt mức 8.381 triệu đồng.
Thứ tư, động thái chung của nguồn vốn hoạt động được thể hiện rõ qua biểu đồ 1 dưới đây:
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn từ năm 2003 - 2009
Có thể thấy rõ xu hướng tăng trưởng nhanh của tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH tỉnh qua các năm như sau: năm 2004 so với năm 2003 tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH tỉnh tăng 163,78%; năm 2005 – 131,16%; năm 2006 – 141,22%; năm 2007 – 161,13%; năm 2008 – 167,25%; năm 2009 – 154,40% và đạt mức 1.464.740 triệu đồng.
Sự tăng trưởng liên tục của nguồn vốn hoạt động là điều kiện thuận lợi cho NHCSXH tỉnh thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Nhìn chung tăng trưởng của cả ba nguồn vốn kể trên đều đóng góp vào tăng trưởng chung của tổng vốn hoạt động, tuy nhiên phần đóng góp chủ yếu cho đến nay vẫn là vốn cân đối từ Trung ương. Tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng số vốn hoạt động của NHCSXH tỉnh vẫn đang có xu hướng khơng ngừng tăng lên qua các năm: nếu như vào năm 2003 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 91,40% tổng vốn hoạt động của NHCSXH tỉnh thì đến năm 2004 là 93,63%; năm 2005 – 93,82%; năm 2006 – 94,79%; năm 2007 – 97,40%; năm 2008 – 98,30%; năm 2009 – 98,78%. Kết cấu nguồn vốn hoạt động của NHCSXH tỉnh được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.2: Kết cấu nguồn vốn năm 2009