Đối với các tổ chức Chính trị–xã hội các cấp nhận dịch vụ ủy thác tín dụng

Một phần của tài liệu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang (Trang 91 - 95)

- Doanh số cho vay 10.097 14.077 11.586 10.609 14.765 16.814 20

3.3.6. Đối với các tổ chức Chính trị–xã hội các cấp nhận dịch vụ ủy thác tín dụng

ủy thác tín dụng

- Tăng cường cơng tác tun truyền cho hội viên hiểu rõ về chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, là sự hỗ trợ theo phương thức tín dụng chứ khơng phải là vốn cấp phát, nâng cao ý thức trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

- Chỉ đạo các cấp hội thuộc hệ thống của mình thực hiện tốt cơng tác “Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng ủy thác cho vay hộ nghèo”theo định kỳ tháng, q, năm. Có chương trình kiểm tra giám sát đối với các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc thực hiện hợp đồng dịch vụ ủy thác. Làm tốt hơn nữa công tác đào tạo nghề nghiệp, phương thức lồng ghép tổng hợp thông tin ngành dọc, sơ kết, tổng kết phong trào để động viên kịp thời gương người tốt việc tốt và có giải pháp chỉ đạo đủ mạnh, giáo dục răn đe những việc làm cố ý xâm tiêu vốn tín dụng chính sách.

KẾT LUẬN

Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương chính sách xã hội mang tính nhân văn sâu sắc. Việc giải quyết vấn đề nghèo đói như một chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Quan điểm nhất quán của Đảng và nhà nước ta là tăng trưởng kinh tế phải tiến hành đồng thời với tiến bộ và công bằng xã hội. Song song với tăng trưởng kinh tế phải chú trọng tập trung cho giảm nghèo. Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xố đói giảm nghèo và việc làm trong những năm qua đã thể hiện quyết tâm của Đảng và Chính phủ trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thành tựu xố đói giảm nghèo những năm qua đã tạo được hình ảnh, vị thế tốt đẹp của nước ta trên trường quốc tế, và được thế giới coi là điểm sáng trong xoá đói giảm nghèo. Việc thành lập NHCSXH thể hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, hợp với lịng dân đặc biệt người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; tạo điều kiện để họ tiếp cận với các chương trình tín dụng ưu đãi, giúp họ có vốn sản xuất kinh doanh tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Diện mạo đói nghèo ở các huyện, thị, vùng sâu vùng xa được cải thiện đáng kể, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Chính vì vậy sự ra đời, tồn tại và phát triển của NHCSXH để tạo lập kênh tín dụng chính sách là tất yếu khách quan thể hiện rõ bản chất ưu việt của chế độ ta: xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Với sự quan tâm của Chính phủ, cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành và sự nỗ lực phấn đấu của mình, Chi nhánh NHCSXH Hà Giang sẽ tiếp tục khắc phục khó khăn, hồn thành nhiệm vụ được giao, đưa hệ thống NHCSXH ngày càng phát triển, góp phần xứng đáng vào thành cơng chung của chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Hà Giang nói riêng.

Qua nghiên cứu những lý luận khoa học kết hợp với thực tiễn, luận văn đã nêu được một số vấn đề: Hệ thống hóa lý luận về tín dụng chính sách, vai trị, hiệu quả của tín dụng chính sách đối với nền kinh tế; Quan điểm của Đảng, Chính phủ về xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, chủ trương thành lập NHCSXH làm cơng cụ để thực hiện xóa đói giảm nghèo. Luận văn đã nêu khái quát về tình hình kinh tế - xã hội cũng như thực trạng nghèo đói và việc làm của tỉnh Hà Giang, phân tích thực trạng các chương trình tín dụng chính sách đang thực hiện tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Giang. Đánh giá hiệu quả đạt được, nêu lên được những tồn tại trong bốn năm qua, từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế trong q trình thực hiện các chương trình tín dụng chính sách. Trên quan điểm mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Tình, đề xuất định hướng hoạt động của NHCSXH, những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.

Từ những kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn, tác giả mong muốn góp thêm những ý kiến để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang nhằm thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách, góp phần thực hiện thành cơng Chương trình giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2010 – 2020 của tỉnh Hà Giang.

Một phần của tài liệu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w