Hạn chế chủ yếu và nguyên nhân Những hạn chế chủ yếu

Một phần của tài liệu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang (Trang 67 - 72)

- Doanh số cho vay 10.097 14.077 11.586 10.609 14.765 16.814 20

2.3.2. Hạn chế chủ yếu và nguyên nhân Những hạn chế chủ yếu

Những hạn chế chủ yếu

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể như trên, song trong hoạt động của NHCSXH tỉnh Hà Giang hiện vẫn đang cịn khơng ít những hạn chế, tồn tại cần khắc phục:

Một là, cơng tác huy động vốn cịn nhiều bất cập, chưa đạt kết quả cao.

Nguồn vốn hoạt động của NHCSXH vẫn chủ yếu được cân đối từ Trung ương, trong năm 2009 chiếm tới 98,78% tổng vốn. Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương ít (trong năm 2009 chỉ chiếm 0,65% tổng vốn và tăng trưởng thấp, chủ yếu từ ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện chưa bố trí được nguồn để chuyển vốn cho ngân hàng. Nguồn vốn tự huy động đạt kết quả rất thấp, trong năm 2009 chỉ chiếm 0.57% tổng vốn.

Hai là, cơng tác cho vay cũng cịn nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng vốn

tín dụng chính sách chưa cao:

- Khách hàng của NHCSXH là những đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước quy định theo tiêu chí phân loại do Trung ương hoặc địa phương quy định. Tuy nhiên cơng tác này cịn nhiều tồn tại. Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hồn cảnh khó khăn phục vụ cho nhiều chính sách khác nhau, nhưng do việc phân giao trách nhiệm quản lý, tổ chức điều tra, thống kê, cập nhật số liệu chưa khoa học, không sát thực tế tạo ra kẽ hở trong cơng tác quản lý, gây khó khăn cho NHCSXH trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước và dẫn tới sự mất cơng bằng giữa các địa phương và giữa các cộng đồng dân cư.

- Thiếu cơ chế gắn kết thống nhất và hiệu quả để lồng ghép, phối hợp giữa các chương trình, dự án kinh tế - xã hội trên một địa bàn, giữa hoạt động tín dụng của NHCSXH với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, chuyển giao công nghệ… của các tổ chức Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội.

- Thiếu sự gắn bó chặt chẽ và thường xuyên giữa các cơ quan chủ quản chương trình với NHCSXH trong q trình xây dựng chính sách, thực hiện chương trình, đặc biệt trong cơng tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả của chương trình.

- Ban đại diện HĐQT ở địa phương hoạt động chưa đồng đều. Công tác kiểm tra giám sát còn nhiều hạn chế. Sự chỉ đạo theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương chưa thực sự hiệu quả. Trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích đối với UBND cấp xã chưa được quy định rõ ràng.

- Cơ chế uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội là đúng đắn, phù hợp với chế độ chính trị xã hội của nước ta, thời gian qua đã đạt kết quả tốt, khá toàn diện nhưng cũng đã nảy sinh một số bất cập:

+ Các tổ chức hội chưa bào qt tồn diện đến cả 6 cơng đoạn được uỷ thác, đặc biệt là chưa chú ý đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát hoạt

động của Tổ TK&VV, việc sử dụng vốn vay của các tổ viên và việc đôn đốc thu nợ.

+ Chưa phân biệt rõ ràng chức năng của các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý Tổ TK&VV với chức năng tác nghiệp của Tổ TK&VV.

+ Tổ TK&VV ở một số mơi chưa được củng cố kịp thời, chưa tổ chức thực hiện được việc huy động tiết kiệm (vốn tự có), chưa làm tốt nhiệm vụ giám sát, đôn đốc các thành viên sử dụng vốn vay đúng mục đích.

- Chất lượng tín dụng chưa cao. Việc xâm tiêu, cho vay sai đối tượng, phân phối vốn theo phương thức chi đều, xẻ mỏng… tuy không phổ biến nhưng cần phải chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. Công tác thu hồi nợ quá hạn, nhất là các khoản nợ chây ỳ phát sinh từ trước khi nhận bàn giao, còn nhiều lúng túng. Cơ chế xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan chưa phù hợp và triển khai chậm.

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại kể trên:

- Hà Giang là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước, hàng năm vẫn phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương. Các huyện phần lớn phải nhận trợ cấp từ ngân sách tỉnh. Do đó nguồn tăng thu tiết kiệm chi ngân sách để chuyển bổ sung vốn cho Chi nhánh rất hạn chế.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh chưa đồng đều và ổn định. Dân cư tại các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc đời sống vật chất và tinh thần cịn khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, trình độ dân trí thấp nên thơng tin kinh tế, xã hội, pháp luật và những chủ trương, chính sách của Nhà nước không đến được với dân đầy đủ và kịp thời. Hộ nghèo tại các vùng này phần lớn thiếu kiến thức sản xuất kinh doanh, không biết cách làm ăn, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cịn hạn chế, do đó hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.

- Hạn hán kéo dài, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm và cây trồng xảy ra trên một số địa bàn trong tỉnh làm ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp.

Sự biến động đột biến về giá cả của hầu hết các hàng hóa, vật tư phục vụ cho sản xuất cũng như tiêu dùng đã tác động không tốt đến sản xuất, đời sống và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

- Một số nơi cấp ủy chính quyền xã chưa thực sự vào cuộc, cịn trơng chờ ỷ lại Ngân hàng trong việc thực hiện nhiệm vụ. Chất lượng công tác xét duyệt cho vay các tổ chức chính trị xã hội chưa cao, xét duyệt cho vay chưa đúng đối tượng, bình qn dàn trải, cơng tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn sau cho vay còn nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Chất lượng tín dụng chưa cao…

- Trình độ dân trí thấp, mặt bằng KT-XH, cơ sở hạ tầng yếu kém, tỷ lệ hộ nghèo DTTS, vùng cao biên giới trên 50%; địa hình núi cao hiểm trở, bị chia cắt, giao thơng đi lại khó khăn, thường xun thiếu nước vào mùa khơ; cấp ủy chính quyền xã, phường, thơn, bản, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác chưa thực sự vào cuộc; Công tác phối hợp với các ngành trong việc lồng ghép các chương trình đầu tư, chuyển giao tiến bộ KHKT cho người dân chưa đạt hiệu quả cao. Năng lực, nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ viên chức NHCSXH còn nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động về tín dụng ưu đãi và XĐGN thực hiện chưa quyết liệt và thường xuyên.

- Đội ngũ cán bộ của Chi nhánh tuổi đời trẻ, nhiệt tình nhưng cịn thiếu kinh nghiệm cơng tác, công cụ lao động lạc hậu, thực hiện khối lượng cơng việc rất lớn: hạch tốn tiền vay, tổ chức giải ngân thu nợ, thu lãi tại các điểm giao dịch lưu động hàng ngày xã; khơng có điều kiện tổ chức triển khai các nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, dịch vụ huy động vốn, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác đến khách hàng.

- Các chương trình tín dụng ưu đãi hầu hết cho vay khơng có tài sản đảm bảo nên việc trả nợ phụ thuộc nhiều vào ý thức của hộ vay, sự phối hợp

kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở của các tổ chức Hội, chính quyền địa phương, cơ quan bảo lãnh tín chấp và cán bộ tín dụng ngân hàng.

- Chế độ tài chính của NHCSXH tuy đã được bổ sung, điều chỉnh nhiều lần nhưng chưa có tính ổn định, chưa tạo thế chủ động cho NHCSXH và chưa thực sự kích thích cán bộ gắn bó với cơng việc.

Chương 3

Một phần của tài liệu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w