Kinh nghiệm của Ngân hàng Chính sách tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang (Trang 31 - 33)

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng được thành lập theo Quyết định số 39/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH và khai trương đi vào hoạt động tháng 3 năm 2003. Bộ máy tổ chức, gồm có 5 phịng chun mơn, nghiệp vụ: Phịng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng, Phịng Kế tốn ngân quỹ, Phịng Kiểm tra - kiểm tốn nội bộ, Phịng Hành chính tổ chức, Phịng Tin học và 12 Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH tại các huyện, 199 cán bộ màng lưới tại các xã, phường. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong quan hệ giao dịch với ngân hàng, Chi nhánh đã tổ chức 161 điểm giao dịch xã tại những nơi có bán kính xa trụ sở UBND xã trên 3 km với 1.974 tổ TK&VV tại các thôn, bản. Khi mới tách ra, Chi nhánh chỉ có 05 cán bộ từ NHNo&PTNT chuyển sang. Đến nay tồn tỉnh có 143 cán bộ cơng nhân viên.

- Trong những năm qua hoạt động NHCSXH tỉnh Cao Bằng phải khắc phục nhiều rất khó khăn: là tỉnh miền núi, dân tộc với 12 huyện và 1 thị xã, với 184/199 xã thuộc vùng khó khăn, có 5 huyện trong 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Dân số trên 51 vạn người, gồm 9 dân tộc anh em, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số chiếm 95% số hộ trong tồn tỉnh, trình độ dân trí thấp, khơng đồng đều, cơ sở hạ tầng yếu kém nhất là giao thông đi lại, xa các trung tâm kinh tế lớn, quy mô kinh tế còn nhỏ bé, phần lớn là tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hoá nhỏ bé, phân tán, kém hiệu quả, trình độ canh tác cịn lạc

hậu; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và thiếu bền vững, tỷ lệ hộ đói nghèo cao 26,28% năm 2009. Đồng thời Cao Bằng là tỉnh có điều kiện tự nhiên khó khăn, địa hình phức tạp có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi núi cao, vực sâu, giao thơng đi lại khó khăn, điều kiện tự nhiên và khí hậu khắc nghiệt, hàng năm thường xảy ra lũ quét, lũ ống, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của nhân dân và hoạt động NHCSXH. Trong điều kiện đó, NHCSXH tỉnh Cao Bằng đã có nhiều cố gắng huy động vốn cho hoạt động và tích cực cho vay xóa đói, giảm nghèo.

Kết quả đạt được:

- Về huy động vốn: Tổng nguồn vốn đến 31/12/2009 là 971.394 triệu đồng. Trong đó nguồn vốn do Trung ương chuyển về 958.442 triệu đồng, Nguồn vốn do địa phương cấp 6.000 triệu đồng, nguồn vốn huy động tại địa phương được cấp bù lãi suất 6.952 triệu đồng.

- Về sử dụng vốn: Tổng dư nợ đến 31/12/2009 là 925.457 triệu đồng với 9 chương trình cho vay, nợ quá hạn 6.562 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,7% /tổng dư nợ, nợ khoanh 446 triệu đồng, chiếm 0,05%/tổng dư nợ. Trong đó: cho vay hộ nghèo 570.227 triệu đồng; cho vay giải quyết việc làm 44.736 triệu đồng; cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn 73.168 triệu đồng; cho vay XKLĐ 10.440 triệu đồng; dư nợ cho vay nước sạch VSMT 4.760 triệu đồng; dư nợ cho vay hộ SXKD vùng khó khăn 186.717 triệu đồng; dư nợ cho vay hộ dân tộc thiểu số 11.832 triệu đồng; dư nợ cho vay hộ nghèo về nhà ở 21.182 triệu đồng; dư nợ cho vay thương nhân vùng khó khăn 2.395 triệu đồng.

Thực tiễn hoạt động của NHCSXH tỉnh Cao Bằng cho thấy cịn khơng ít khó khăn, tồn tại như:

- Với 10 chương trình tín dụng cho vay theo chỉ định của Chính phủ đang được thực hiện, nhiều chương trình nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa chú trọng đầu tư theo các chương trình dự án, mức cho vay bình

qn thực tế hiện nay cịn thấp, chưa đủ khả năng tài chính để các hộ vay mở rộng SXKD có thu nhập cao hơn, cải thiện cuộc sống nhanh hơn. Trong khi mức quy định cho vay tối đa đối với 1 hộ nghèo là 30 triệu đồng, nhưng trong thời gian qua số hộ được vay theo mức này cịn rất ít.

- Cịn một số cấp uỷ, chính quyền xã chưa quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo hoạt động của NHCSXH, Ban đại diện HĐQT NHCSXH ở một số huyện chưa đi sâu sát chỉ đạo, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay.

- Trong điều kiện phát triển kinh tế hết sức khó khăn, cơng tác XĐGN trong những năm qua chưa được bền vững, việc tái nghèo vẫn diễn ra thường xuyên nhất là ở những xã vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc ít người.

Một phần của tài liệu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w