Cơ chế chính sách, quy hoạch

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu cho làng nghề bánh chưng hùng lô phục vụ phát triển du lịch (Trang 25 - 27)

2 .Tổng quan tình hình nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu:

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.5.1. Cơ chế chính sách, quy hoạch

Tỉnh Phú Thọ đã có các chính sách sau :

Định hướng phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2030. Sau năm 2020 du lịch Phú Thọ tập trung nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống các cơ sở vật chất, kĩ thuật đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao,đa dạng có thương hiệu,có sức cạnh tranh, mạng đậm bản sắc văn hóa vùng đất tổ, hướng tới mục tiêu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, nghiên cứu mở rộng không gian du lịch của tỉnh.

Cơ chế chính sách của xã Hùng Lô:

Nghề bánh chưng, bánh dày Đình Xốm đã có hơn 30 năm qua. Trước đây các hộ chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, không tập trung. Xong qua một thời gian hoạt động người dân thấy được lợi nhuận kinh tế mang lại chính vì vậy mà ngày càng có nhiều hộ tham gia, ngày nay nghề bánh chưng, bánh dày Đình Xốm đã đi sâu vào mỗi người dân, mỗi thế hệ, và không thể thiếu trong hoạt động hàng ngày của người dân nơi đây. Được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, UBND TP, cụ thể hoá bằng kế hoạch phát triển làng nghề giai đoạn 2010 - 2015, Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Hùng Lô, UBND xã đã xây dựng kế hoạch phát triển nghề bánh chưng, bánh dày Đình Xốm thành làng nghề cụ thể là:

Phương hướng xây dựng, duy trì và phát triển nghành nghề của làng trong những năm tiếp theo:

Phải khẳng định nghề bánh chưng, bánh dày Đình Xốm thực sự là làng nghề có giá trị sản xuất lớn, thu nhập cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tận dụng được lực lượng lao động, xứng đáng với

vai trò xoá đói giảm nghèo. Phương hướng những năm tiếp theo đó là:

Tiếp tục giữ vững và phát triển làng nghề kể cả số lượng, chất lượng sản phẩm ngày càng cải tiến và nâng cao, phấn đấu xây dựng sản phẩm bánh chưng, bánh dày Đình Xốm xã Hùng Lô có thương hiệu trên thị trường trong, ngoài tỉnh.

Xây dựng cơ sở hạ tầng của làng nghề tạo cảnh quan, môi trường sạch đẹp, cải thiện đời sống sinh hoạt của người lao động, xây dựng làng nghề cũng là làng văn hoá.

Tổ chức hội nghề nghiệp, hoặc các câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ hợp tác những người làm nghề để giúp nhau về kinh nghiệm, tôn vinh những hộ, những người có tay nghề cao.

Tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT để có sản phẩm ngày càng đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Bước vào nền kinh tế thị trường từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm gắn với việc ổn định giá là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của làng nghề. Do vậy trong sản xuất cần phải áp dụng KHKT công nghệ mới tiết kiệm chi phí và nhân công cho sản xuất để làm ra nhiều sản phẩm, hạ giá thành tiêu thụ, sản xuất được nhiều mặt hàng để phát triển. Để thực hiện được điều đó, làng nghề thực hiện tuyên truyền, khuyến khích các hộ tổ chức lại thành các hợp tác xã, tổ hợp tác cùng nhau nghiên cứu, đưa ứng dụng KHKT mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Các HTX, tổ hợp tác thực hiện phát triển thương hiệu, đưa sản phẩm đến với nhiều người tiêu dùng hơn nữa

Phát triển làng nghề gắn với du lịch.

Phát triển thị trường gồm cả thị trường khách du lịch quốc tế và cả thị trường khách du lịch nội địa. Trong đó, thị trường khách du lịch nội địa là thị trường chú trọng phát triển du lịch Phú Thọ. Tập trung khai thác khách du lịch đến từ đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải, các tỉnh vùng núi phía Bắc,các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng….Phát triển các sản phẩm làng nghề bánh chưng gắn với du lịch tham quan tìm hiểu về văn hóa.

sản phẩm du lịch nói riêng, tạo dấu ấn trong lòng du khách”.

Hơn nữa làng nghề bánh chưng Hùng Lô cần xây dựng thương hiệu làng nghề cho cả làng và nâng cao năng suất , chất lượng của sản phẩm. Việc xây dựng thương hiệu cho cả làng nghề là rất cần thiết vì nó taọ được dấu ấn trong lòng khách tham quan tìm hiểu, như vậy khách rất có khả năng quay lại lần thứ 2, 3.

Làng nghề bánh chưng cần phải có các chính sách thu hút khách du lịch như nâng cao chất lượng phục vụ, liên kết với các điểm du lịch liền kề để giữ chân khách. Cần có các nghệ nhân tiêu biểu để hướng dẫn khách làm bánh chưng, tạo sự hứng thú và hiếu kì của khách.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu cho làng nghề bánh chưng hùng lô phục vụ phát triển du lịch (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)