Khẩu hiệu ( sloga n) và Logo

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu cho làng nghề bánh chưng hùng lô phục vụ phát triển du lịch (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

2.5. Khẩu hiệu ( sloga n) và Logo

Qua việc lập bảng hỏi chúng tôi đã đưa ra một số mẫu slogan về làng nghề bánh chưng Hùng Lô, khi lựa chọn về slogan nhóm đề tài luôn hướng tới về sự tinh tế mang tính truyền thuyết liên quan tới cội nguồn dân tộc.

Slogan thứ nhất là “Vị ngon từ thuyền thuyết”, qua sản phẩm du khách sẽ tò mò về truyền thuyết bánh chưng, bánh dày khi du khách cảm nhận về thương hiệu sẽ có những sự tò mò muốn tìm hiểu về sự ẩn chứa bên trong vị ngon của truyền thuyết là gì mà nó thu hút như vậy chắc hẳn là một truyền thuyết đã gắn với làng nghề từ rất lâu , khi khách hàng muốn cảm nhận được nhưng truyền thuyết thì khách hàng phải trải nghiệm và tìm hiểu xem vị bánh chưng mang lại có giống với hương vị truyền thuyết không chiếm (85%).

Slogan thứ hai “ Hãy thưởng thức theo cách riêng của bạn” slogan này mang thông điệp đến với du khách thưởng thức sản phẩm của làng nghề theo cảm nhận của chính bản thân du khách có khác so với cảm nhận bằng mắt của khách hàng chiếm (10%).

Slogan thứ ba: “ Sản phẩm đến từ truyền thống” là sản phẩm ngay từ tên gọi đã gợi cho du khách nhớ đến truyền thống của làng nghề.

Slogan thứ tư: “ Hương vị cội nguồn” với ý nghĩa nhắc khách nghĩ đến nguồn cội, nghĩ đến buổi đầu các vua Hùng dựng nước và giữ nước khi thương thức hương vị của chiếc bánh chưng Hùng Lô. Mỗi slogan đều mang một ý nghĩa thông điệp sản phẩm bánh chưng đầy tính truyền thuyết và hấp dẫn cho du khách khi đã đến và thưởng thức hương vị bánh chưng sẽ để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.

Qua phiếu điều tra người dân và khách du lịch đã chọn ra slogan : “Vị ngon từ truyền thuyết’’ được sử dụng trên sản phẩm của làng nghề qua việc sử dụng thí điểm ở một số hộ gia đình trong làng nghề kết quả đáng mừng du khách sẽ tò mò về tính truyền thuyết và ý nghĩa và màu sắc được thể hiện ở logo kết hợp truyền thống và hiện đại.

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đưa ra 2 mẫu logo.

tiên là do nhóm đề tài muốn tạo sự tương phản về màu sắc. Thứ hai dưa hấu và bánh chưng đều là những sản vật mà 2 người con hiếu thảo là Mai An Tiêm và Lang Liêu dâng lên Vua Hùng. Dù ở thời nào thì sự hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên vẫn là thước đo của chuẩn mực đạo đức xã hội. Với ý nghĩa này, chiếc bánh chưng được dán logo sẽ là món quà chứa đựng nhiều điều gửi gắm của khách du lịch.

Mẫu Logo thứ hai với hình ảnh gói bánh chưng trong ngày tết truyền thống, mang lại cho người mua cảm giác ấm cúng, gần gũi. Màu sắc được sử dụng ở đây là màu đỏ tượng trưng cho sự thịnh vượng sum vầy đầm ấm hạnh phúc, màu xanh tượng trưng cho sự sống là màu của lá dong, màu trắng là màu gạo là sự khởi đầu, màu vàng tượng trưng cho đỗ xanh là màu của sự thành công và giàu sang, hình ảnh mang ý nghĩa trong tâm trí người thưởng thức, hình ảnh kích cỡ logo phù hợp với văn hóa đất Tổ được thể hiện trên logo bánh chưng Hùng Lô khơi gợi cho khách hàng sư tò mò muốn cảm nhận vị truyền thống trong bánh chưng có sự khác biệt hay không đây cũng là quá trình thu hút du khách và người dân khi sử dụng logo và slogan này. [Phụ lục hình 2.1]

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu cho làng nghề bánh chưng hùng lô phục vụ phát triển du lịch (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)