Giải pháp về cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở vật chất kinh tế

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu cho làng nghề bánh chưng hùng lô phục vụ phát triển du lịch (Trang 57 - 62)

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA

3.2. Hệ thồng các giải pháp

3.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở vật chất kinh tế

Để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành một trong ba khâu đột phá phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, việc tạo môi trường thuận lợi đẻ khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch Phú Thọ là hết sức cần thiết. Do đó, các dự án đầu tư vào tỉnh Phú Thọ ngoài việc thực hiện chính sách ưu đãi hiện hành của Nhà nước được hưởng thêm các chính sách ưu đãi riêng của tỉnh theo Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 12/01/2012 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.Thực hiện và tham gia các cuộc xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài; xuất bản các ấn phẩm, tài liệu giới thiệu về cơ chế, chính sách, cơ hội và địa điểm đầu tư cho du lịch Phú Thọ tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh. Đồng thời, đã có cơ chế phối hợp giữa các ngành để sử dụng lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch như: nguồn vốn đầu tư hạ tầng giao thông, nông nghiệp, lâm nghiệp tại các khu, điểm du lịch, nguồn vốn đầu tư hỗ trợ phát triển các làng nghề thủ công truyền thống phục vụ khách tham quan.

Hằng năm, tổ chức rà soát, đánh giá năng lực các dự án đầu tư du lịch đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn và trợ giúp cho các doanh nghiệp để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án

Căn cứ Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐND ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVII, kỳ họp thứ năm, về Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

- Sau năm 2020, du lịch Phú Thọ tập trung nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hoá vùng đất Tổ, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, đồng thời nghiên cứu mở rộng không gian và tính chất của 5 không gian du lịch.

Đầu tư phát triển làng nghề bánh chưng đồng bộ về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực phục vụ du lịch, chất lượng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch Phú Thọ.

Đầu tư du lịch phải có kế hoạch phù hợp với chương trình,dự án đầu tư ở các lĩnh vực khác, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải.

Nhu cầu về vốn đầu tư : tổng vốn đầu tư đến năm 2020 là : khoảng 5825 tỷ đồng trong đó đến năm 2015 là 2515 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 3310 tỷ đồng. Giai đoạn 2021-2030. Tổng vốn đầu tư khoảng 13405 tỷ đồng chia thành 2 giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.

Nguồn vốn huy động tập trung thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch trong giai đoạn qua đạt ở mức khá với tổng số vốn là 2.780,5 tỷ đồng, tăng gấp 3,5 lần so với giai đoạn 2006-2010 (tổng số vốn 789 tỷ đồng). Từ đó đã cơ bản hình thành các khu, điểm du lịch trọng điểm trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch đặc trưng của tỉnh (du lịch văn hóa tâm linh gắn với di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại hát Xoan Phú Thọ và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – danh thắng) góp phần nâng cao vị thế ngành du lịch tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Sử dụng và lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách nhà nước của các sở, ban, ngành để đầu tư 4 trung tâm du lịch có tính đột phá phát triển du

lịch theo hướng đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách vẫn còn cao hơn so với dự kiến quy hoạch do giai đoạn này cần tập trung đầu tư để cơ bản hoàn thành hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch trọng điểm tại các trun Đối với các làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản: Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao, ứng dụng công nghệ kỹ thuật, đưa các máy móc tiên tiến vào sản xuất; phát triển các làng nghề gắn với vùng nguyên liệu; sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái.

UBND đã đưa ra một số chính sách để phát triển du lịch nông thôn:

- Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của làng nghề: Thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho các cơ sở sản xuất và làng nghề về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các nhãn hiệu sản phẩm của làng nghề. Dự kiến giai đoạn 2016 - 2020 hỗ trợ xây dựng 20 nhãn hiệu sản phẩm làng nghề tập trung

- Cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm: Khuyến khích các làng nghề chủ động đa dạng hóa và đổi mới mẫu mã, chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu cho mọi đối tượng tùy theo thị hiếu của người tiêu dùng ở từng khu vực thị trường, nhất là người tiêu dùng nước ngoài. Các sản phẩm như: Nón lá, quần áo thổ cẩm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm đan lát.

- Bảo vệ môi trường làng nghề: Cần tăng cường công tác tuyên truyền Luật bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường, nhất là đối với cơ sở sản xuất và người dân làng nghề.g tâm du lịch tỉnh.

Để góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương đi đôi với giữ vững và phát triển của làng nghề bánh chưng cần sự giúp đỡ của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần, cơ chế chính sách để làng nghề luôn luôn được phát triển.

Ngày 24/11/2016 Làng bánh chưng bánh dày làng Xốm thuộc Xã Hùng Lô được Hội đồng nhân dân công nhận làng nghề nông thôn, ngày 8/12/ 2016 cấp bằng công nhận làng nghề do Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Phú Thọ công nhận

Tạo ra bước tiến mới của làng nghề thu hút sư đầu tư của Tỉnh để phát triển làng nghề bánh chưng, Việc công nhận làng nghề cho sản phẩm bánh chưng, bánh dày của xã Hùng Lô sẽ tạo tiền đề quan trọng cho việc người dân nơi đây đẩy mạnh sản xuất, tạo sản phẩm. Sản phẩm có thương hiệu và được công nhận cũng sẽ có được định hướng tiêu thụ tốt hơn, góp phần nâng cao đời sống người dân cũng như sự phát triển kinh tế chung của địa phương trong thời gian tới.

Chiều ngày 22/3/2017 UBND xã Hùng Lô thành phố Việt Trì đón bằng công nhận làng nghề bánh chưng Hùng Lô.

Sau khi được công nhận làng nghề bánh chưng, bánh dày làng Xốm, chính quyền xã và các tổ chức kiện toàn làng nghề sẽ xây dựng hương ước, quy chế hoạt động, kế hoạch sản xuất kinh doanh từng năm, từng giai đoạn; tiếp tục khuyến khích các hộ tham gia sản xuất để mở rộng quy mô; đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật ứng dụng vào sản xuất để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm, xây dựng thương hiệu nhằm tăng thu nhập cho các hộ làm nghề.

Tăng cường đầu tư nguồn vốn từ ngân sách nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng điểm làm cơ sở kích thích thúc đẩy phát triển du lịch; đặc biệt là ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng then chốt, đồng bộ tại thành phố Việt Trì và Thanh Thủy. Tăng cường sự giúp đỡ phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương để thực hiện lồng ghép các chương trình du lịch, dự án gắn với phát triển du lịch.

Nâng cao cơ sở hạ tầng chính sách thu hút vốn đầu tư hệ thống đường giao thông để phát triển du lịch một cách thuận lợi sản phẩm sẽ đến với du khách một cách gần gũi và thuận lợi.

Xây dựng quy hoạch tổng thể: Xây dựng quy hoạch tổng thể các làng nghề truyền thống là rất quan trọng nhằm góp phần định hướng hướng phát triển phù hợp cho mỗi làng nghề. Đối với những ngành nghề có tiềm năng, đang mở rộng thị trường cũng cần có hướng đầu tư phù hợp để nâng cao vị thế và sức cạnh tranh. Việc quy hoạch các làng nghề truyền thống còn nhằm xây dựng làng nghề theo hướng quy hoạch phục vụ sản xuất, phục vụ du lịch hoặc vừa phục vụ sản xuất vừa phục vụ du lịch.

phẩm nông nghiệp, trong điều kiện diện tích đất phục vụ cho sản xuất nguyên liệu ngày càng thu hẹp cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ hiện đại để tăng năng suất sản xuất nguyên liệu. Các làng nghề nên ký kết hợp đồng với đối tác, trong đó ràng buộc những điều khoản cụ thể, rõ ràng để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định về số lượng và giá cả.

Tìm kiếm thị trường tiêu thụ:

Đây là giải pháp quan trọng nhất để bảo tồn và phát triển làng truyền thống. Để tìm được đầu ra cho sản phẩm thì các làng nghề truyền thống cần phải biết kết hợp một cách hợp lý giữa truyền thống và công nghệ hiện đại, áp dụng một phần công nghệ vào một số công đoạn của quá trình sản xuất, đồng thời vẫn phải kế thừa kinh nghiệm trong quy trình chế tác ở những công đoạn thể hiện sự tinh xảo, nét đặc trưng của sản phẩm. Từ đó có thể sản xuất ra sản phẩm nhanh hơn, mẫu mã phong phú hơn, giá thành rẻ hơn nhưng vẫn giữ được nét tinh xảo, đặc trưng truyền thống. Song song đó, các làng nghề cần chú trọng việc khuếch trương thương hiệu, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng bằng nhiều kênh thông tin khác nhau.

Phát triển gắn với bảo vệ môi trường:

Đối với những làng nghề ít gây ô nhiễm môi trường như đan lát mây tre thì vẫn có thể sản xuất, kinh doanh ở hộ gia đình. Đối với một số làng nghề gây ô nhiễm môi trường trong một số khâu nhất định cần di dời những khâu trong chuỗi công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. Đối với những làng nghề truyền thống gây ô nhiễm môi trường nặng nề thì cần hình thành các cụm công nghiệp tập trung để bố trí làng nghề. Song song đó, chính quyền cần phải có chương trình hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm cho các làng nghề, trong điều kiện ngân sách hạn chế, cần thực hiện theo phương châm nơi nào gây ô nhiễm môi trường nặng nề hơn thì được ưu tiên hỗ trợ trước.

Các chính sách hỗ trợ:

Cùng với các giải pháp nói trên, nhà nước cần có chính sách thông thoáng để các cơ sở sản xuất có tiềm năng phát triển nhưng thiếu vốn dễ tiếp cận nguồn

vốn như có cơ chế cho vay ưu đãi, ưu đãi thuế… Mặt bằng sản xuất cũng ðang là một khó khãn mà các làng nghề truyền thống muốn mở rộng quy mô sản xuất ðang gặp phải. Vì vậy, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách giao đất, hợp đồng cho thuê đất để các cơ sở sản xuất ở làng nghề truyền thống có thể mở rộng quy mô. Song song đó, Nhà nước cần tạo điều kiện cho các làng nghề truyền thống tiếp cận được các thông tin về công nghệ, khoa học - kỹ thuật, thị trường; hỗ trợ và tạo điều kiện cho các làng nghề tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo… để họ tự tiếp cận thông tin.

Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống là việc làm có ý nghĩa và rất cần thiết. Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của mỗi làng nghề truyền thống, rất cần sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, chính quyền và các tổ chức xã hội. Nếu thực hiện được các giải pháp nêu trên, chắc chắn các làng nghề truyền thống sẽ tìm được cơ hội mới để tiếp tục phát triển.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu cho làng nghề bánh chưng hùng lô phục vụ phát triển du lịch (Trang 57 - 62)