Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu cho làng nghề bánh chưng hùng lô phục vụ phát triển du lịch (Trang 51 - 57)

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

- Căn cứ Nghị quyết số 196/2009/NQ-HĐND ngày 16/12/2009 của HĐND tỉnh

về quy hoạch phát triển nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020:

Phát triển kinh tế nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạo diện mạo mới trong nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xây dựng đời sống văn hóa mới, tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa vùng đất Tổ. Tăng cường mối liên kết, liên minh công nông trí thức; xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, gắn phát triển nông thôn với đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

Phấn đấu đến năm 2019, đạt tiêu chuẩn tỉnh nông thôn mới (80% số huyện đạt tiêu chuẩn huyện nông thôn mới); năm 2020 có 100% số huyện đạt tiêu chuẩn huyện nông thôn mới.

Tập trung phát triển những sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến. Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao. Tiếp tục thực hiện dồn đổi ruộng đất gắn với quy hoạch ruộng đồng.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về nguyên liệu, lao động tại chỗ của địa phương. Đẩy mạnh phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống ở nông thôn.

Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ; chú trọng các hoạt động tín dụng, bảo hiểm, cung ứng vật tư nông nghiệp, vận tải nhỏ,… sớm hình thành các trung tâm thương mại nhỏ ở thị tứ, trung tâm cụm xã; phát triển mạng lưới chợ đầu mối và chợ nông thôn.

Tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn theo hướng chú trọng phát triển kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác…), kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, trang trại, gia trại…). Đổi mới hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp sang

hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho kinh tế hộ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Quy hoạch khu ở gắn với các công trình hạ tầng như trường học, trạm y tế, chợ, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của người dân và phát huy hiệu quả sử dụng của các công trình. Bố trí không gian kiến trúc nhà ở thuận tiện cho sinh hoạt, sản xuất, đảm bảo vệ sinh môi trường, phù hợp phong tục, tập quán của người dân, phù hợp với cảnh quan kiến trúc nông thôn của từng tiểu vùng.

Quy hoạch khu trung tâm xã: Trung tâm xã đặt trên đường trục xã, đảm bảo sự liên hệ thuận tiện đến các điểm dân cư trong xã và với bên ngoài. Tại trung tâm xã bố trí các công trình trụ sở xã, các công trình công cộng như trường học, trạm y tế, trung tâm văn hóa - thể thao, chợ, cửa hàng dịch vụ,...

Quy hoạch công trình sản xuất, phục vụ sản xuất; hạ tầng kỹ thuật, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Quy hoạch phù hợp với tiềm năng lợi thế của từng tiểu vùng, đảm bảo vệ sinh môi trường, thuận tiện cho quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ và đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Quy hoạch cây xanh, mặt nước: Đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với cải thiện môi trường sinh thái. Trồng cây xanh theo quy hoạch; cải tạo các ao, hồ, sông, suối để tạo không gian cảnh quan sinh thái và làm nơi điều hòa thoát nước mặt.

- Căn cứ Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của UBND tỉnh Phú

Thọ về việc duyệt Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Củng cố tạo điều kiện làng nghề phát triển:

Về ứng dụng công nghệ vào sản xuất: Khuyến khích các hộ gia đình, cơ

sở sản xuất thuộc làng nghề phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa phát huy thế mạnh của mỗi làng nghề; phát triển mô hình liên kết sản xuất nhằm tập trung đầu mối quản lý và thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với các làng nghề thủ công mỹ nghệ (nghề mộc, mây tre đan...): Khuyến khích các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thuộc làng nghề đầu tư máy móc thiết bị

hiện đại như máy bào, máy đục, máy mài, máy khoan, máy cuốn... kết hợp với kỹ thuật truyền thống nhằm tạo ra các sản phẩm có độ tinh xảo cao.

Đối với các làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản: Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao, ứng dụng công nghệ kỹ thuật, đưa các máy móc tiên tiến vào sản xuất; phát triển các làng nghề gắn với vùng nguyên liệu; sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái.

Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký các hình thức bảo hộ sở hữu

trí tuệ cho các sản phẩm của làng nghề: Thường xuyên tổ chức tuyên truyền

cho các cơ sở sản xuất và làng nghề về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các nhãn hiệu sản phẩm của làng nghề. Dự kiến giai đoạn 2016 - 2020 hỗ trợ Khái toán nhu cầu kinh phí hỗ trợ phát triển làng nghề nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 là 18.860 triệu đồng (bình quân 3.772 triệu đồng/năm).

Hỗ trợ thẩm định, công nhận mới làng nghề nông thôn: 550 triệu đồng. - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 4.550 triệu đồng

- Tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làng nghề: 1.560 triệu đồng

- Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm làng nghề: 600 triệu đồng (kinh phí

hỗ trợ theo chương trình của Sở Khoa học và Công nghệ);

- Hỗ trợ xử lý môi trường làng nghề: 4.000 triệu đồng (kinh phí từ nguồn

ngân sách tỉnh);

- Hỗ trợ phát triển sản xuất làng nghề: 6.000 triệu đồng (kinh phí từ nguồn

vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình khuyến công tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 theo Quyết định số 1666/QĐ-UBND ngày 22/7/2014 của UBND tỉnh);

- Hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ: 1.600 triệu đồng (kinh phí từ nguồn

ngân sách tỉnh hỗ trợ hàng năm tham gia Hội chợ Làng nghề Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức).

Cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm:Khuyến khích các làng nghề chủ

cầu cho mọi đối tượng tùy theo thị hiếu của người tiêu dùng ở từng khu vực thị trường, nhất là người tiêu dùng nước ngoài. Các sản phẩm như: Nón lá, quần áo thổ cẩm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm đan lát...;

Bảo vệ môi trường làng nghề:Cần tăng cường công tác tuyên truyền Luật

bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường, nhất là đối với cơ sở sản xuất và người dân làng nghề.

Đối với các nghề, làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cần: Tuân thủ quy trình xử lý khí thải, nước thải và thu gom rác thải, chất thải rắn trong làng nghề, khu vực có nghề; đưa các quy định cụ thể về môi trường vào hương ước, quy ước của làng để các cơ sở sản xuất, hộ làm nghề thực hiện. Huy động các nguồn lực nhằm cải tiến, áp dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến trong sản xuất giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đối với các làng nghề hoạt động khó khăn, không ổn định(5): Đề nghị các

làng nghề đề xuất với chính quyền, cơ quan chức năng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề. Đồng thời, tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình trong làng nghề cố gắng giữ gìn nghề. Trường hợp không thể hoạt động, không đảm bảo các tiêu chí làng nghề thì giải thể, thu hồi giấy công nhận theo quy định.

- Phát triển làng nghề gắn với cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Phát triển các làng nghề theo hướng hình thành các cụm công nghiệp làng nghề, gắn với các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh và các quy hoạch liên quan. Chuyển một số làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vào các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để xử lý ô nhiễm môi trường tập trung.

Xây dựng và phát triển các làng nghề đã quy hoạch nhằm khai thác tối đa lợi thế về quỹ đất và giao thông. Bố trí lại và tận dụng tối đa mặt bằng sản xuất, xây dựng nhà xưởng hợp lý, vừa phục vụ sản xuất, vừa thuận lợi cho quá trình giao thương, và có không gian cần thiết giới thiệu sản phẩm cho khách tham quan.

Xây dựng những làng nghề có điều kiện lợi thế về vị trí địa lý, có các sản phẩm đặc trưng bố trí gắn với các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh như:

Tuyến du lịch Việt Trì - Xuân Sơn (Việt Trì - Thanh Sơn - Tân Sơn): Tập

trung phát triển các làng nghề phục vụ du lịch tại huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, giới thiệu các sản phẩm làng nghề: Rau Tân Đức, chè Địch Quả, chè Văn Luông, quần áo thổ cẩm Kim Thượng (Tân Sơn);

Tuyến du lịch Việt Trì - Đảo Ngọc (Việt Trì - Tam Nông - Thanh Thủy):

Phát triển các sản phẩm làng nghề: Sản phẩm đan lát Thanh Uyên, mộc Hiền Quan, sơn Tam Nông, tương làng Bợ, sinh vật cảnh Tân Phương (Thanh Thủy);

Tuyến du lịch Việt Trì - Phù Ninh - Đoan Hùng (đi Tuyên Quang, Yên Bái): Giới thiệu các sản phẩm làng nghề: Bún bánh Hùng Lô, nón lá Gia Thanh, chè Phú Hộ, mộc Vân Du, sinh vật cảnh Hùng Long;

Tuyến du lịch Đền Hùng - Đền Mẫu Âu Cơ, đầm Ao Châu (Việt Trì - Lâm

Thao - Cẩm Khê - Hạ Hòa): Tập trung phát triển các làng nghề, giới thiệu các sản phẩm làng nghề: Tương Dục Mỹ, rắn Tứ Xã, nón lá Sai Nga, mỳ bún bánh Hiền Đa, chè Hạ Hòa.

Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2020 về quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn:

Củng cố và phát triển các làng nghề, ngành nghề nông thôn hiện có và các ngành nghề mới. Khuyến khích liên kết các cơ sở sản xuất thành cụm, nhóm cơ sở tăng khả năng huy ñộng vốn, ñầu tư phát triển và hình thành mạng lưới vệ tinh cho các ngành công nghiệp của tỉnh. Phát triển các nghề chế biến nông, lâm sản, lương thực, thực phẩm các vùng nguyên liệu, chú ý khâu sơ chế và bảo quản tại chỗ; nghiên cứu chế tác các sản phẩm mang dấu ấn Hùng Vương. Khuyến khích các thành phần kinh tế hoặc từ ñịa phương khác ñến ñể ñầu tư mới hoặc khôi phục một số ngành nghề truyền thống; tiếp tục củng cố, phát triển xây dựng một số làng nghề truyền thống ñạt tiêu chí làng nghề nông thôn. Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường và xây dựng thương hiệu làng nghề. Tập trung phát triển các làng nghề như: ðan lát xuất khẩu; chế tác các sản phẩm

tiểu thủ công nghiệp mang dấu ấn đất Tổ, sản xuất và chế biến chè; chế biến mì, miến, bún, bánh; chế biến rau quả; sản xuất mành dệt; cơ khí nhỏ; hàng thủ công mỹ nghệ - vàng mã; sản xuất gỗ

- Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tại Tờ trình số 2940/TTr-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2007, văn bản số 251/UBND-TH ngày 24 tháng 01 năm 2008 và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 898/BKH-TĐ&GSĐT ngày 12 tháng 02 năm 2008 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020:

1. Bảo đảm nguyên tắc phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt là giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

2. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trên cơ sở phát huy các lợi thế của Tỉnh và phát triển thị trường. Huy động tối đa nội lực, gắn với thu hút mạnh nguồn lực bên ngoài, nhất là vốn đầu tư và khoa học công nghệ; khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế.

3. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và bảo vệ di sản văn hóa, bảm đảm phát triển bền vững, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa.

4. Đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị. Kết hợp giữa phát triển đô thị và nông thôn, lấy đô thị làm trung tâm, động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn và giảm dần sự chênh lệch giữa các vùng trong Tỉnh.

5. Coi trọng chiến lược phát triển con người, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, nhất là đồng bào vùng núi cao và các đối tượng chính sách.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các khu công nghiệp để thu hút các dự án vào các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh và có vai trò đột phá trong phát triển kinh tế của Tỉnh;

Thực hiện đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn đấu có nhiều sản phẩm có thương hiệu, bảo đảm tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, gắn với công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Phát triển và khôi phục các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ.

Giải pháp cơ chế của Tỉnh đưa ra nhằm giải quyết một phần khó khăn cho làng nghề truyền thống trên địa bàn Tỉnh và thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu cho làng nghề bánh chưng hùng lô phục vụ phát triển du lịch (Trang 51 - 57)