Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược marketing tại khách sạn mường thanh luxury phú thọ (Trang 34 - 38)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

1.2.1 .Khái quát về tập đoàn kháchsạn Mường Thanh

1.2.5. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể

Khách sạn nào cũng có cơ cấu tổ chức nhân sự cụ thể, được tổ chức dựa vào mô hình và quy mô của khách sạn đó và mỗi bộ phận lại có một chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.

Tổng giám đốc: quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của khách

sạn, đề ra và thực hiện các chính sách và chiến lược của khách sạn, chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả hoạt động của khách sạn, phối hợp công việc của các bộ phận.

Giám đốc điều hành: có trách nhiệm xử lý hàng ngày các hoạt động của khách sạn, xử lý các tình huống khẩn cấp và chịu trách nhiệm đối với các vấn đề về phúc lợi và an toàn cho nhân viên của khách sạn và của khách, chịu trách nhiệm với tổng giám đốc về nhiệm vụ của mình.

Giám đốc phát triển kinh doanh: Vị trí giám đốc phát triển kinh doanh (BDM) tồn tại ở mọi ngành công nghiệp, bởi vì giám đốc phát triển kinh doanh có nhiệm vụ tìm kiếm và tạo ra các hợp đồng cho công ty. Công việc chính của

họ là bán sản phẩm, chốt các đơn hàng kinh doanh hoặc thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ này.

Bộ phận nhân sự:lập kế hoạch và thực hiện tuyển dụng người lao động cho

khách sạn; Phối hợp các bộ phận khác xây dựng chức trách cho từng chức danh, các mối quan hệ cho từng bộ phận trong khách sạn; Thực hiện công việc liên quan đến tiền lương, phúc lợi, bảo hiểm; Quản lý lực lượng lao động trong khách sạn; Cùng các bộ phận khác đề ra chương trình bồi dưỡng đào tạo nhân viên ở bộ phận đó; Đảm bảo công tác tuyển chọn, tuyển dụng đúng số lượng nhân viên và nhân viên phải phù hợp với công việc.

Bộ phận tài chính – kế toán: Xây dựng các chiến lược tài chính của khách

sạn. Báo cáo doanh thu, ngân quỹ, tình hình hoạt động hàng ngày của các bộ phận kinh doanh và của cả khách sạn; Quyết toán, thanh toán và các công việc liên quan; Xác định lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách nhà nước cùng với trích quỹ tái đầu tư lợi nhuận với trích phần trăm lợi nhuận do giám đốc quy định; Kiểm soát các chi phí hoạt động của khách sạn, kế toán giá thành, kế toán vấn đề thu – chi, kiểm tra các hóa đơn chi tiêu và mua hàng của khách.

Bộ phận sales và Marketing: Xác định mức giá cho từng loại buồng, nghiên cứu thị trường khách của khách sạn, nghiên cứu và báo cáo các hoạt động khuyến mãi, các chiến lược của đối thủ cạnh tranh, tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc tiến như tuyên truyền, quảng cáo... Xây dựng chiến lược và thực hiện các chiến lược Marketing của khách sạn.

Bộ phận buồng: chức năng chính của bộ phận này là kinh doanh dịch vụ buồng ngủ. Nhiệm vụ của bộ phận buồng là đảm bảo vệ sinh, sự an toàn về tính mạng và tài sản của khách, mang lại cảm giác dễ chịu thoải mái cho khách khi lưu trú tại khách sạn. Đồng thời phối hợp với bộ phận lễ tân quản lý khách thuê buồng.

Bộ phận kinh doanh ăn uống: Chức năng của bộ phận này là kinh doanh ăn

uống tại khu vực nhà hàng của khách sạn, đề ra chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược kinh doanh ăn uống tại khách sạn. Thực hiện các chương trình đào tạo cho nhân viên nhà hàng, bar, bếp... về các kĩ năng cần có, cần đạt được để phục vụ khách tốt hơn.

Bộ phận lễ tân: Nhiệm vụ của nhân viên lễ tân là đón tiếp, nhận buồng cho

khách và đón tiếp khách khi khách đến và rời khỏi khách sạn hoặc khi khách gọi điện đến khách sạn đặt chỗ, người đầu tiên khách tiếp xúc là nhân viên lễ tân.

Chính vì vậy, vai trò của họ rất lớn trong việc tạo ấn tượng ban đầu với khách. Họ có vai trò tham gia vào định hướng tiêu dùng và giới thiệu sản phẩm của khách sạn đến với khách hàng, cung cấp thông tin về khách hàng cho các bộ phận khác bán dịch vụ buồng ngủ và các dịch vụ khác cho khách. Lễ tân là trung tâm phối hợp các hoạt động khác, giúp các bộ phận hoạt động một cách nhịp nhàng.

Các bộ phận trong khách sạn được phân chia, bố trí những công việc với chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng chung quy lại vẫn nhằm mục đích chung là đáp ứng, làm hài lòng nhu cầu của khách hàng với các dịch vụ của khách sạn, mang lại doanh thu cho khách sạn, giữ chân khách hàng trung thành và thu hút khách hàng mới tiềm năng đến với khách sạn. Mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể, quan trọng đảm bảo khách sạn hoạt động trơn tru, hiệu quả. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn phải luôn được kết hợp một cách chặt chẽ. Bởi vì nếu như một mắt xích bị lỗi thì coi như dịch vụ của toàn khách sạn sẽ bị đánh giá tệ. Nên mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn luôn là hoạt động mang tính sống còn. Tuy nhiên, hoạt động Marketing của khách sạn chưa thực sự có hiệu quả, thể hiện ở việc lượng khách du lịch, khách vãng lai,... đến khách sạn chưa nhiều.

Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên tác giả đã lựa chọn khóa luận “Nghiên cứu chiến lược Marketing tại khách sạn Mường Thanh Luxury Phú Thọ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

Tiểu kết chương 1

Từ những cơ sở khoa học lí luận và thực tiễn trên, bằng những thông tin mà tác giả đã thu thập được. Có thể thấy, tập đoàn khách sạn Mường Thanh nói chung và khách sạn Mường Thanh Luxury Phú Thọnói riêng rõ ràng rất có lợi thế, là một khách sạn của tập đoàn lớn, chính vì thế khách sạn Mường Thanh đã và đang hoạt động rất tốt, với vị trí thuận lợi, không gian sang trọng, cơ sở vật chất tiện nghi, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp...

Mường Thanh Luxury Phú Thọ đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình tại Phú Thọ. Tuy nhiên,đối với hoạt động kinh doanh khách sạn thì Marketing là một vấn đề vô cùng quan trọng, vì vậy ngoài những vấn đề xây dựng thương hiệu cũng như phục vụ khách hàng thì cần chú trọng hơn trong hoạt động Marketing nhằm thu hút khách không chỉ trong nước mà cả khách quốc tế.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH LUXURY PHÚ THỌ

2.1. Tầm nhìn, sứ mệnh, nguyên tắc, văn hóa doanh nghiệp, slogan và biểu tượng của Mường Thanh Luxury Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược marketing tại khách sạn mường thanh luxury phú thọ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)