Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Pethealth Việt Nam, Thành Phố Hà Nội (Trang 31 - 35)

1.5.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Với mỗi lĩnh vực và ngành

nghề kinh doanh khác nhau sẽ có đặc điểm và lợi thế nhất định, từ đó cũng tác động đến kỳ vọng và mong đợi của NLĐ. Khi làm việc ở lĩnh vực công, NLĐ thường mong đợi sự thành đạt và sự ổn định trong công việc. Với môi trường DN tư nhân, NLĐ thường có xu hướng thiên về các nhu cầu thu nhập, thăng tiến, sự linh hoạt và năng động trong công việc...Những công việc có tính thách thức, trách nhiệm thường thu hút những lao động có trình độ cao, năng động sáng tạo….và thu nhập trong ngành nghề này cũng cao hơn. Tuy nhiên môi trường DN sẽ vô cùng cạnh tranh và biến đổi không ngừng, vậy nên người lao động cũng cần sự nhạy bén, cố gắng để hoàn thành mục tiêu của cá nhân gắn liền với mục tiêu của tổ chức.

24

của DN là cơ sở để đưa ra các chính sách tạo động lực lao động. Tùy vào các thời điểm khác nhau mà doanh nghiệp có các mục tiêu, chiến lược khác nhau. Ví dụ, ở thời điểm này DN muốn tăng cường năng suất sản xuất kinh doanh thì sẽ đưa ra các chính sách như lương thưởng để khuyến khích NLĐ phấn đấu làm việc. Ở thời điểm khác, DN muốn mở rộng quy mô hay phát triển lĩnh vực SXKD mới thì sẽ cần các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chuyên môn, tay nghề NLĐ. Qua đó, NLĐ cũng tìm được những cơ hội mới cho bản thân và nỗ lực làm việc hơn. Bên cạnh đó, chiến lược phát triển mới kèm theo những cơ hội và thách thức mới tạo ra động lực thúc đẩy người lao động hứng khởi làm việc.

Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Tình hình SXKD của doanh

nghiệp là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới công tác tạo động lực lao động. Nếu kết quả sản xuất kinh doanh tốt, đem về doanh thu và lợi nhuận cao thì doanh nghiệp cũng có tiền đề vật chất để thực hiện các chính sách về lương, thưởng, phúc lợi và đãi ngộ...nhằm tạo động lực cho NLĐ. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp muốn mở rộng phát triển quy mô SXKD thì cần có những chính sách tạo động lực để kích thích người lao động làm việc và mang lại hiệu quả cao hơn, góp phần thực hiện những mục tiêu của tổ chức.

Quan điểm của Ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo là những người đứng đầu tổ chức,

doanh nghiệp, những quan điểm và quyết định của họ có tầm ảnh hưởng lớn đến những chính sách thực hiện trong tổ chức. Do vậy, các biện pháp tạo động lực lao động sẽ chịu ảnh hưởng bởi những quyết định đó. Nếu Ban lãnh đạo là những người am hiểu, quan tâm đến đời sống của những NLĐ làm việc cho tổ chức mình thì họ sẽ ban hành những chính sách và triển khai thực hiện nó một cách hiệu quả. Ngược lại, nếu người lãnh đạo thờ ơ, không coi trọng công tác tạo động lực LĐ thì có thể dẫn đến các hậu quả như NLĐ chán nản, làm việc không hiệu quả và khi tới một mức độ nào đó thì rất có thể họ sẽ rời bỏ tổ chức để tìm các cơ hội tốt hơn.

Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa DN có ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của NLĐ. Đó là hệ thống các giá trị, bản sắc riêng, chuẩn mực... mà DN đã xây dựng và NLĐ cùng thực hiện theo hàng ngày. Mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa riêng, việc xây dựng một môi trường văn hóa DN lành mạnh, bầu không khí thân thiện sẽ giúp

25

mọi người gắn kết với nhau hơn, cùng chia sẻ những khó khăn trong công việc để tạo nên những giá trị tốt nhất cho tổ chức. Vậy nên, DN cần quan tâm đến yếu tố này khi xây dựng và thực hiện các biện pháp tạo động lực lao động.

Đặc điểm của lao động trong DN: Các đặc điểm lao động trong DN cũng sẽ ảnh

hưởng đến việc quyết định chính sách tạo động lực sẽ thực hiện trong DN là gì. Với những nhóm LĐ khác nhau về đặc điểm giới tính, độ tuổi, vị trí làm việc...sẽ đều có những nhu cầu khác nhau. Vì vậy, để xây dựng chính sách tạo động lực và thực hiện hiệu quả thì DN cần cân nhắc yếu tố này, tìm hiểu và đưa ra các biện pháp phù hợp.

1.5.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Chính sách pháp luật của Nhà nước: Luật pháp và các quy định của Nhà nước

là yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác tạo động lực lao động. Mọi vấn đề liên quan đến tiền công, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi khi đưa ra thì công ty đều phải tuân theo các điều khoản đã được quy định trong các văn quản luật pháp, đặc biệt là Bộ Luật Lao Động. Và khi các quy định đó thay đổi thì công ty cũng cần phải có sự điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Điều kiện nền kinh tế - chính trị - xã hội của Nhà nước và địa bàn SXKD: Sự

ổn định của nền chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước và khu vực là yếu tố tạo những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp SXKD và phát triển. Đồng thời, các yếu tố như chu kỳ kinh tế, lạm pháp, thất nghiệp... sẽ tác động đến các chính sách tạo động lực cho NLĐ ở doanh nghiệp.

Đặc điểm thị trường lao động: Tình hình cung và cầu LĐ, thất nghiệp trên thị

trường LĐ cũng ảnh hưởng đến các biện pháp tạo động lực mà công ty sẽ đưa ra để thu hút và gìn giữ NLĐ có trình độ. Nếu thị trường lao động đang ở trạng thái cung > cầu - tức là dư thừa nhân lực, thì NLĐ sẽ có xu hướng tự tạo động lực làm việc để giữ gìn công việc của mình. Còn khi thị trường LĐ ở trạng thái cung < cầu - tức là thiếu hụt nhân lực, nhất là đối với LĐ mà DN đang sử dụng thì khi đó DN cần có những biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ động lực làm việc để thu hút và giữ chân NLĐ, nhất là đối với những LĐ giỏi.

Sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác: Nhân tố này cũng có sự ảnh hưởng

26

quả SXKD tốt thì họ cần đầu tư cho NLĐ đang tham gia trực tiếp vào quá trình đó, họ là những người làm nên thành công của DN. Để có thể đưa ra chính sách tạo động lực hiệu quả thì DN có thể kế thừa những ưu điểm từ chính sách của DN khác và sáng tạo thêm những biện pháp mới sao cho phù hợp với LĐ của mình.

Tiểu kết Chương 1

Nội dung Chương 1 đã khái quát cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp. Bài đã tìm hiểu về các khái niệm về người lao động, động lực lao động, tạo động lực cho người lao động và một số khái niệm liên quan khác. Các khái niệm này giúp ta có thể hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, trong Chương 1 cũng đã đưa ra một số học thuyết về tạo động lực, quy trình tạo động lực lao động và phân tích một số nhân số ảnh hưởng đến tạo động lực lao động trong doanh nghiệp. Việc tìm hiểu những nội dung lý thuyết sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về đề tài và là cơ sở để phân tích, lý luận ở Chương 2.

27

Chương 2

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PETHEALTH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Pethealth Việt Nam, Thành Phố Hà Nội (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)