Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 39)

dựng và ban hành hệ thống pháp luật về kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Khi có tranh chấp pháp luật, vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật ở một cấp độ cao hơn là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là tội phạm thì không có pháp chế nữa, tức là pháp chế đã bị xâm phạm. Do đó, hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế chỉ là để bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế mà thôi.

Theo chúng tôi, cả hai ý kiến trên đều chưa xem xét khái niệm pháp chế một cách toàn diện và có phần "máy móc". Bởi lẽ, pháp chế XHCN là thống nhất trên cả ba lĩnh vực: Xây dựng và ban hành pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật; thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu xem xét khái niệm pháp chế XHCN một cách biện chứng thì pháp chế trong lĩnh vực hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế nằm trong nội hàm của pháp chế XHCN, và chỉ khi pháp chế trong lĩnh vực hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế được tăng cường thì pháp chế XHCN mới được tăng cường.

1.1.2.2. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điềutra các vụ án kinh tế tra các vụ án kinh tế

Nói đến pháp chế XHCN trong KSĐT các vụ án kinh tế là nói đến những quy định của pháp luật trong hoạt động này và sự tuân thủ chấp hành các quy định đó của các chủ thể được giao nhiệm vụ KSĐT các vụ án kinh tế.

Điều 137 Hiến pháp 1992 và Điều 1 Luật Tổ chức VKSND năm 2002 quy định : VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Trong lĩnh vực hình sự, thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra là khâu công tác quan trọng, có ý nghĩa nền tảng, then chốt, làm cơ sở cho toàn bộ quá trình thực hiện chức năng của VKS trong tố tụng hình sự. Chính vì vậy mà tại Điều 3 và Điều 12 Luật Tổ chức VKSND đã quy định các công tác cụ thể để VKS thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, trong đó có công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự (trong đó có các vụ án kinh tế) của các Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam , bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; Việc điều tra phải khách quan toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh; Việc truy cứu trách nhiệm đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.

Theo quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn, các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết, biện chứng và hỗ trợ cho nhau.

Điều 112 BLTTHS năm 2003 qui định nhiệm vụ, quyền hạn của VKS, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, VKS có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Khởi tố vụ án, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;

2. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra; khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này;

3.Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của Bộ luật này ; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;

4. Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra. Trong trường hợp không phê chuẩn phải nêu rõ lý do;

5. Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can;

6. Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; Điều 113 BLTTHS quy định nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát điều tra. Khi thực hiện công tác KSĐT, VKS có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Kiểm sát việc khởi tố; kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra ;

2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng ; 3. Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra;

4. Yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật của Điều tra viên; yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh ĐTV đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra;

5. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật;

Như vậy BLTTHS đã quy định rất rõ những quyền năng pháp lý thuộc nội dung thực hành quyền công tố cho VKS trong giai đoạn điều tra để truy

cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra được xác định là việc VKS sử dụng tất cả các quyền năng tố tụng nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời, xủ lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội và hoạt động kiểm sát điều tra nhằm đảm bảo cho quá trình điều tra vụ án được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài những quy định chung BLTTHS còn quy định từng trường hợp cụ thể khi VKS thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình, đó là những quy định rất rõ ràng và chặt chẽ đồng thời cũng quy định rất rõ hiệu lực của các quyền này.

VKS với tư cách là chủ thể chính thức tham gia các hoạt động tố tụng hình sự, mọi hoạt động của VKS, của CQĐT, đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, trong đó những hoạt động của CQĐT được đặt dưới sự giám sát của VKS. Khi thực hiện các quyền của mình hay nói cách khác những quyết định, yêu cầu của VKS trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự phải được cơ quan, tổ chức và công dân nghiêm chỉnh chấp hành. Trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong việc thực hiện các yêu cầu và quyết định của VKS là phải chấp hành. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và nhanh chóng các yêu cầu và quyết định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 112 BLTTHS. Đối với các yêu cầu và quyết định tại các khoản 4,5 và 6 Điều 112 BLTTHS, nếu không nhất trí, Cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra có quyền báo cáo lên Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp và kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.

BLTTHS năm 2003 quy định: việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện, nhưng chỉ VKS mới là cơ quan duy nhất thực hiện quyền năng tố tụng một cách độc lập, không chịu sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước nào. Do đó, quyết định khởi tố của CQĐT và Toà án đều phải đặt dưới sự kiểm sát của VKS (phạm vi, mức độ chịu ảnh hưởng dưới sự kiểm sát của VKS là khác nhau). Tuy nhiên, không vì thế mà VKS có

thể ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án, bị can theo ý chí chủ quan của mình. Mọi quyết định của VKS liên quan đến vụ án, bị can đều phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, chịu sự điều chỉnh của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi tố tụng của người ra quyết định.

Đối với các vụ án, bị can do VKS trực tiếp khởi tố, trước hết phải đảm bảo tính có căn cứ và đúng pháp luật, thực tế phải có sự kiện phạm tội xảy ra. Một số trường hợp, pháp luật quy định ngoài nguyên tắc chung còn có các yếu tố khác làm căn cứ cho việc khởi tố như: đối với những vụ án khởi tố theo yêu cầu bị hại, nhất thiết phải có đơn yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự của người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại mới được khởi tố.

Theo quy định tại Điều 104 BLTTHS năm 2003, VKS chỉ ra quyết định khởi tố vụ án trong trường hợp VKS huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án. Để khởi tố vụ án, khởi tố bị can có căn cứ, đúng pháp luật, VKS tiến hành thu thập chứng cứ; xác định đối tượng thực hiện hành vi phạm tội, tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự của đối tượng phạm tội (trong trường hợp vụ án đã xác định được đối tượng) cũng như xác định các căn cứ khác làm cơ sở cho việc khởi tố; tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, đối chiếu với cấu thành tội phạm cụ thể quy định trong BLHS để ra quyết định khởi tố vụ án, bị can.

Theo quy định của BLTTHS, VKS không phải là cơ quan trực tiếp điều tra (trừ các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ các cơ quan tư pháp).

Đối với các quyết định khởi tố vụ án, bị can của CQĐT cũng như quyết định khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử, ngay sau khi nhận được quyết định

và các tài liệu liên quan đến việc khởi tố, VKS phải kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ ban đầu để có kết luận về tính có căn cứ hay không có căn cứ pháp luật của các quyết định đó. Việc nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ trong những trường hợp này cũng cần phải được thực hiện như đối với các trường hợp VKS trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án, bị can. Kết quả của việc nghiên cứu, đối với các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can của CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có căn cứ, trái pháp luật thì VKS huỷ các quyết định đó; đối với quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can của Hội đồng xét xử không có căn cứ pháp luât thì VKS kháng nghị lên Toà án cấp trên.

Trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình, VKS quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn. Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là những biện pháp cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước, do các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc đối tượng bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội, nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc để đảm bảo cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được quy định tại chương VI Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2003 bao gồm các biện pháp: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Đây là những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc, tác động trực tiếp đến các quyền cơ bản của đối tượng bị áp dụng, ảnh hưởng đến đời sống, đến sinh hoạt bình thường của gia đình và bản thân họ. Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, VKS các cấp luôn chú trọng tới việc xem xét áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đảm bảo tính khách quan, thận trọng, trong đó tính có căn cứ và đúng pháp luật luôn là những yếu tố được đặt lên hàng đầu, không để xảy ra các trường hợp bị bắt, tạm giữ, tạm giam trái pháp luật.

Là cơ quan thực hiện việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự, VKS thực hiện quyền độc lập quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn, đồng thời phải chịu trách nhiệm kiểm sát việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn của CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Để việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn được khách quan, có căn cứ, đúng pháp luật đòi hỏi VKSND các cấp, cụ thể là KSV phải chủ động nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, từ việc xác định tính hợp pháp của các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, đến việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ (chú ý cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội), những tài liệu liên quan đến việc xác định nhân thân, độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự của đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, tính cần thiết của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, hậu quả tội phạm gây ra…Ngoài việc tuân thủ các quy định của BLHS và BLTTHS, cần vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với tội phạm và tình hình chính địa phương nơi xảy ra tội phạm để xem xét quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn sẽ đảm bảo tính chính xác, phát huy được vai trò và mục đích của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

Các quyết định pháp lý VKS đã phê chuẩn, nếu xảy ra oan, sai trong việc bắt giữ, giam thì VKS (trước hết là người có thẩm quyền ký văn bản tố tụng) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Do tính chất và đặc điểm của các tội phạm kinh tế luôn luôn bị chi phối bởi những chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn. Các tội danh trong BLHS chỉ quy định những dấu hiệu đặc trưng của tội phạm, còn hành vi cụ thể xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế nào ? do ai quy định lại phải căn cứ vào các văn bản của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế mới xác định được; hành vi cấu thành tội phạm trước hết phải là các vi

phạm pháp luật chuyên ngành. Không có vi phạm pháp luật quản lý chuyên ngành thì không thể nói đến tội phạm. Thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm này cho thấy việc xác định hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khó hơn việc xác định các hành vi phạm tội khác, cái khó là hành vi xâm phạm đó cấu thành tội phạm chưa ? do đó đã xảy ra hiện tượng “ hình sự hoá các quan hệ kinh tế, hành chính…”. BLHS hiện hành cũng không có chế định khái niệm về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Có thể nói trong cơ chế kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của cơ quan tư pháp thì hoạt động kiểm sát của VKSND có ý nghĩa rất quan trọng vì

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w