Nội dung của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 47)

trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế

1.2.1. Nội dung của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điềutra các vụ án kinh tế tra các vụ án kinh tế

V.I. Lênin đã từng nhấn mạnh pháp chế XHCN là công cụ quan trọng nhất để cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, xã hội dân chủ của nhân dân và phải coi đó là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước kiểu mới, nhà nước của nhân dân, do dân và vì dân.

Với chức năng nhiệm vụ của mình, VKS là cơ quan trực tiếp thay mặt nhà nước để kiểm sát việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong các hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm tính thống nhất của pháp chế, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu cách mạng của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm nguyên tắc mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý; góp phần đảm bảo việc giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, tuân thủ pháp chế trong mọi tầng lớp cán bộ và nhân dân; khắc phục tư tưởng cục bộ, bản vị, coi thường pháp luật; chống bỏ lọt tội phạm, khắc phục tư tưởng nặng về trừng trị, bắt giữ tràn lan, ít quan tâm đến việc phòng ngừa vi phạm và tội phạm.

Đấu tranh chống tội phạm là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, song trước hết đó là trách nhiệm của Cơ quan điều tra, VKS và Tòa án. Do đó, về phần mình VKSND phải thực hiện sắc bén quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, tích cực phối hợp với Cơ quan điều tra để phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội; phối hợp với Tòa án nhân dân để xét xử kịp thời, nghiêm minh, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội, tiến hành các biện pháp do pháp luật qui định một cách đồng bộ nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình, bảo đảm sự tuân thủ pháp chế trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VKSND và các yêu cầu trên.

Với ý nghĩa trên, pháp chế XHCN trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của VKSND có những nội dung sau:

Một là, trong xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế, VKSND cả ba cấp cần xây dựng và ban hành các thông tư hướng dẫn, giải thích luật; các văn bản hướng dẫn của các ngành, liên ngành; các Qui chế của ngành Kiểm sát và Quy chế phối hợp liên ngành; các qui định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục khi tiến hành các hoạt động kiểm

sát điều tra đối với tội phạm về kinh tế phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và điều kiện kinh tế, chính trị của từng giai đoạn lịch sử.

Hai là, trong tổ chức thực hiện pháp luật, VKSND cả ba cấp cần vận dụng các qui định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế đúng pháp luật, đồng thời vận dụng đúng đắn các quan điểm đường lối, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước thông qua việc đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Các quyết định của Cơ quan điều tra, các hành vi của người tiến hành tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự phải theo đúng qui định của pháp luật, nếu có vi phạm thì VKS phải kịp thời ban hành các văn bản yêu cầu, kiến nghị để khắc phục, sửa chữa đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án hình sự được tuân thủ đúng pháp luật. VKS là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của CQĐT trong việc điều tra các vụ án hình sự. Quá trình áp dụng pháp luật của VKS phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật qui định.

Ba là, trong thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm và tội phạm, - Hoạt động của Viện kiểm sát trong KSĐT các vụ án kinh tế là kiểm tra và giám sát việc tuân theo pháp luật của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự phát sinh trong giai đoạn điều tra các vụ án kinh tế dựa trên cơ sở các quy định của BLTTHS và các văn bản pháp luật liên quan khác, tìm ra những thiếu sót, vi phạm để chấn chỉnh, khắc phục, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh.

- VKS ND có chức năng thay mặt nhà nước thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự. Các hoạt động này mang tính quyền lực nhà nước, là hoạt động áp dụng pháp luật nhân danh quyền lực nhà nước nhưng theo quy định tại các Điều 36, 37 BLTTHS, họ đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và

quyết định của mình. Ngoài ra, Phó Viện trưởng còn phải chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về những nhiệm vụ được giao, KSV được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự ngoài việc chịu trách nhiệm trước pháp luật còn chịu trách nhiệm trước Viện trưởng VKS về những hành vi và quyết định của mình. Vì vậy tại Điều 8 Luật Tổ chức VKSND quy định : VKSND do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên; Viện trưởng VKSND các địa phương, Viện trưởng VKS quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND Tối cao.

Viện trưởng VKS ND cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của VKSND cấp dưới.

Như vậy để đảm bảo việc tuân thủ một cách triệt để và chính xác các quy định của pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án kinh tế đòi hỏi phải có một cơ chế chặt chẽ, thường xuyên thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành về việc tuân thủ pháp luật hình sự và pháp luật tố rụng hình sự, các văn bản pháp lý trong lĩnh vực chuyên ngành và việc thực hiện Quy chế thực hành quyền công tố và KSĐT án hình sự, nhằm kịp thời phát hiện các vi phạm trong việc thực hiện chức năng KSĐT để chấn chỉnh khắc phục. Đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm minh, tùy theo mức độ vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý về chế độ vật chất, chế độ kỷ luật nhà nước, trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, thông qua các hoạt động này, VKS các cấp còn xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ chuyên sâu, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác, góp phần hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách hình sự, tố tụng hình sự của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao trình độ

nhận thức cho cho các tầng lớp nhân dân thông qua công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói chung và các vụ án hình sự về kinh tế nói riêng.

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w