Những hạn chế, bất cập của việc thực hiện yêu cầu pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của Viện

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 93)

chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh

Một là, trong xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về KSĐT các vụ án kinh tế

- Trong công tác KSĐT các vụ án kinh tế việc xây dựng hệ thống biểu mẫu, quyết định, lệnh không đầy đủ, hướng dẫn của phòng nghiệp vụ Viện tỉnh đối với địa phương không kịp thời, từ đó dẫn đến tình trạng tùy tiện trong ban hành các loại văn bản này.

- Chất lượng Yêu cầu điều tra ở một số vụ án kinh tế lớn còn máy móc, cứng nhắc không mang tính khả thi hoặc chưa đầy đủ. Trong nội dung Yêu cầu điều tra mới chú ý đến yêu cầu điều tra tội phạm, các yếu tố để buộc tội mà chưa chú ý đến những chứng cứ gỡ tội. Còn tình trạng chậm ban hành Yêu cầu điều tra đối với một số vụ án phức tạp, dẫn đến thiếu sự chủ động trong quá trình KSĐT nên thời hạn điều tra vụ án bị kéo dài.

Chất lượng Cáo trạng ở một số vụ chưa đạt yêu cầu, từ ngữ văn phong thiếu mạch lạc, sắp xếp kết cấu không logic, bố cục thiếu chặt chẽ, viện dẫn sai điều luật, hoặc viện dẫn điều luật còn sai lỗi chính tả, số liệu nhầm lẫn do soát xét văn bản không kỹ vv...

- Công tác kiến nghị những vi phạm của Cơ quan điều tra mặc dù có thực hiện nhưng chưa thường xuyên, không đồng đều ở cả hai cấp VKSND cấp tỉnh và huyện. Điều đáng chú ý là nhiều vụ án kinh tế lớn liên quan đến các tội

danh khác nhau như tội Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tội Lập quỹ trái phép, hoặc tội Báo cáo sai trong quản lý kinh tế vv... gây hậu quả thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thời hạn điều tra các vụ án này thường bị kéo dài do nhiều nguyên nhân như tính chất vụ án phức tạp, đông bị can vv... nhưng trong đó có những nguyên nhân chủ quan từ việc thiếu kiên quyết, nể nang không ra văn bản kiến nghị rút kinh nghiệm đối với Cơ quan điều tra trong việc thực hiện các Yêu cầu điều tra do VKS ban hành, có những Yêu cầu điều tra kéo dài hai tháng và phải yêu cầu tới lần thứ hai Cơ quan điều tra mới chịu thực hiện, dẫn đến tiến độ giải quyết vụ án bị kéo dài, điển hình như vụ án Lê Đức Mạnh CĐB phạm tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty Kho vận Hòn Gai, Công ty Cổ phần giám định TKV và Công ty Cổ phần than Núi Béo. Trong khi đó, nhiệm vụ của VKS cũng như Cơ quan điều tra là phải phát hiện, xử lý nhanh chóng và nghiêm minh tội phạm, không bắt oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

- Việc hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên với cấp dưới vẫn còn những vụ chưa kịp thời, trả lời chậm hoặc chưa chính xác dẫn đến cấp dưới bị lúng túng khó giải quyết.

Hai là, trong tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật về KSĐT các vụ án kinh tế

- Trong công tác quản lý, nắm tình hình tội phạm và xử lý tin báo tội phạm: do số lượng cán bộ, Kiểm sát viên còn hạn chế chưa đủ để đáp ứng việc nắm bắt các thông tin từ quần chúng nhân dân, chỉ thông qua các cơ quan chức năng. Khi cơ quan điều tra không thụ lý cũng như không thông báo cho Viện kiểm sát nên việc kiểm sát khởi tố bị chậm. Theo quy định tại Điều 103 BLTTHS thì chậm nhất trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách

nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Cá biệt có trường hợp chậm khởi tố, nhưng khi ra Quyết định lại ghi lùi lại thời gian dẫn đến trên thực tế thời hạn điều tra bị rút ngắn, làm ảnh hưởng đến chất lượng điều tra vụ án. Hoặc một số vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, Cơ quan điều tra chuyển VKS để nghiên cứu phân loại nhưng VKS trả lời chậm, có vụ để kéo dài đến 03 tháng mà chưa có văn bản trả lời.

Đây là những trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng phải được rút kinh nghiệm nghiêm túc.

Mặc dù đã ký Quy chế phối hợp liên ngành trong việc nắm, quản lý tin báo tố giác về tội phạm nhưng vẫn còn tình trạng Viện kiểm sát các cấp thiếu sự chủ động trong việc phối hợp với Cơ quan điều tra và các cơ quan hữu quan để nắm nguồn tin báo tội phạm, dẫn đến tình trạng nhiều nơi không nắm đầy đủ kịp thời thực trạng về nguồn tin báo tội phạm, làm hạn chế đến hoạt động kiểm sát ở lĩnh vực này.

- Công tác kiểm sát việc áp dụng thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn còn có hạn chế, sai sót nhất định:

Việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn được quy định tại các điều từ Điều 79 đến Điều 94 Chương VI Bộ luật TTHS nhằm phục vụ cho việc điều tra vụ án, do tính chất quan trọng của việc bắt, tạm giữ, tạm giam liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Việc bắt, giam giữ phải chuẩn từng trường hợp, không được để xảy ra oan, sai.

Tuy nhiên công tác này còn bộc lộ những hạn chế là do chưa quản lý được đầy đủ các trường hợp bị bắt giữ, chưa phối hợp tốt với cơ quan điều tra trong việc phân loại xử lý vụ việc ban đầu theo Điều 83 Bộ luật TTHS nên

trong thực tế còn tình trạng bắt giữ hình sự (khẩn cấp, quả tang) đưa vào nhà tạm giữ hình sự, sau khi khởi tố phải trả tự do, xử lý hành chính. Việc quản lý các trường hợp phê chuẩn bắt khẩn cấp hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn với người có hành vi phạm tội ra đầu thú nhưng Cơ quan điều tra không thông báo cho Viện kiểm sát biết làm ảnh hưởng đến hoạt động kiểm sát việc bắt hoặc khám xét khẩn cấp. Hoặc có những trường hợp cần thiết phải tạm giam thì không được áp dụng dẫn đến bị can tại ngoại bỏ trốn, gây khó khăn cho việc điều tra, phải tạm đình chỉ điều tra vụ án. Tình trạng tạm giữ, tạm giam bị quá hạn một vài ngày, cá biệt vẫn còn xảy ra.

- Việc đình chỉ điều tra của VKS vẫn còn trường hợp không đúng, còn có trường hợp cơ quan điều tra đình chỉ sai nhưng VKS cùng cấp không phát hiện được để quyết định hủy bỏ mà VKS tỉnh kiểm tra phát hiện phải hủy bỏ quyết định điều tra để phục hồi điều tra.

- Hoạt động kiểm sát điều tra trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ,

truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can còn tồn tại việc nghiên cứu hồ sơ vụ án sơ sài, chưa đi sâu vào phân tích đánh giá chứng cứ xác định tội phạm cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội làm ảnh hưởng đến việc xác định tội danh cũng như định khung hình phạt. Các thao tác nghiệp vụ của KSV chưa thật đầy đủ và đúng với Quy chế THQCT KSĐT án hình sự nên không phát hiện được các thiếu sót vi phạm trong điều tra, không tìm ra được những mâu thuẫn trong chứng cứ, có vụ án lời khai trước và sau của những người tham gia tố tụng không thống nhất nhưng không yêu cầu Cơ quan điều tra đấu tranh làm rõ hoặc trực tiếp phúc cung làm rõ theo Quy chế công tác kiểm sát điều tra dẫn đến việc đánh giá xuôi chiều, đề xuất sai. Tính chủ động phối hợp trong hoạt động điều tra ở một số Kiểm sát viên còn hạn chế, có biểu hiện ngại va chạm, chưa thực sự

năng động, nhạy bén kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc với Điều tra viên để cùng phối hợp tháo gỡ.

Tất cả những vi phạm này, dẫn đến tình trạng kéo dài thời hạn điều tra vụ án như hết thời hạn điều tra phải gia hạn thêm, phải hoàn trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc sau khi chuyển hồ sơ truy tố sang Toà án, Tòa án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Tỷ lệ này hàng năm là khoảng 3%.

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w