Các nguyên tắc của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 43)

của VKSND là một chế độ chính trị- pháp lý đòi hỏi VKSND và các cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan này khi hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước phải thực hiện nghiêm chỉnh triệt để và chính xác các quy định của pháp luật để xem xét, đánh giá và kết luận về tính đúng đắn, tính hợp pháp về hành vi pháp luật hay quyết định pháp luật của Cơ quan điều tra đối với việc điều tra các vụ án kinh tế nhằm bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, lợi ích của các tổ chức; quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

1.1.2.3. Các nguyên tắc của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểmsát điều tra các vụ án kinh tế sát điều tra các vụ án kinh tế

Nguyên tắc của pháp chế XHCN là những tư tưởng chỉ đạo thể hiện bản chất và đặc điểm của Pháp chế trong xã hội ta nên các nguyên tắc của pháp chế XHCN trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của VKSND là sự biểu hiện cụ thể của các nguyên tắc pháp chế XHCN nói chung cho phù hợp với những đặc trưng của nó. Đó là những nguyên tắc:

Thứ nhất: Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế XHCN trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế

Với tinh thần và nội dung của pháp chế XHCN nói chung thì trong quá trình kiểm sát điều tra các tội phạm về kinh tế, các cơ quan tiến hành tố

tụng hình sự trong cả nước đều phải nhận thức và thực hiện theo đúng qui định của BLTTHS, BLHS và các văn bản hướng dẫn về tố tụng hình sự, về hình sự để áp dụng một cách chặt chẽ, chính xác. Ví dụ như khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra hình sự, VKSND có nhiệm vụ:

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của CQĐT, thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm việc điều tra đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.

- Đấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật; xác định nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật để kiến nghị khắc phục; tuyên truyền giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật.

Pháp luật luôn mang trong nó tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, điều đó cũng có nghĩa Luật, Pháp lệnh không được mâu thuẫn với Hiến pháp, các văn bản dưới luật không được mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản luật, các văn bản pháp luật của địa phương, của các bộ, ngành không được đặt lợi ích cục bộ của địa phương và của ngành mình đối lập với lợi ích của quốc gia. Từ đây, nguyên tắc pháp chế trong kiểm sát điều tra các tội phạm nói chung, tội phạm về kinh tế nói riêng cũng đòi hỏi pháp luật nội dung và pháp luật hình thức, các văn bản quy phạm pháp luật của ngành Kiểm sát, CQĐT về vấn đề liên quan phải thống nhất với nhau, không trái với Hiến pháp và các đạo luật hiện hành. Điều này cần đặc biệt coi trọng đối với các văn bản quy định về nghiệp vụ kiểm sát điều tra trong các văn bản quy định quy chế phối hợp giữa các cơ quan tố tụng và VKS trong quá trình điều tra, kiểm sát điều tra các loại tội phạm.

Thứ hai: Mọi chủ thể khi tiến hành, tham gia tố tụng hình sự đối với các vụ án kinh tế đều có nghĩa vụ phải chấp hành pháp luật

Để tránh tình trạng hệ thống pháp luật của nhà nước đã được ban hành nhưng chấp hành không nghiêm, trước hết nhà nước mà cụ thể trong đó là các

cơ quan trong bộ máy nhà nước, các cán bộ công chức, trong đó có cơ quan VKSND, CQĐT, các KSV, Điều tra viên phải nghiêm minh thi hành và chấp hành pháp luật. Thực hiện nguyên tắc "chỉ được làm những gì luật cho phép" nhằm hạn chế tối đa sự lạm quyền trong tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy nhà nước. Đây là nguyên tắc quan trọng bảo đảm cho các quyền tự do dân chủ của công dân được thực hiện.

Thứ ba: Bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và các đạo luật trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế

Điều 146 Hiến pháp năm 1992 qui định "Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp". Những đạo luật cũng như những văn bản dưới luật phải được ban hành trên cơ sở Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. Như việc BLHS, BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thực hiện BLTTHS, BLHS của các Bộ, liên Bộ phải qui định sao cho phù hợp với Hiến pháp.

Thứ tư: Bảo đảm thực hiện và bảo vệ các quyền tự do của công dân đã được pháp luật qui định trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế

Trong xã hội ta, công dân có những quyền tự do, dân chủ rộng rãi. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của pháp chế là phải bảo đảm và bảo vệ những quyền dân chủ đó. Công dân khi sử dụng các quyền tự do được pháp luật ghi nhận, không được gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước và xã hội, cũng như lợi ích của các công dân khác. Ví dụ: công dân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ năm: Ngăn chặn kịp thời và xử lý nhanh chóng, công minh mọi vi phạm pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế

Theo nguyên tắc này, trong quá trình kiểm sát điều tra các vụ án hình sự về kinh tế thì VKS phải ban hành kiến nghị với CQĐT cùng cấp và cấp dưới khắc phục vi phạm trong hoạt động điều tra và hướng dẫn áp dụng pháp luật, kiến nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan khắc phục vi phạm trong công tác quản lý, áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của CQĐT khi cần thiết.

Thứ sáu: Tính pháp chế thống nhất với tính hợp lý và sự công bằng trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế

Các hoạt động của những người tiến hành tố tụng hình sự phải phù hợp và chính xác với những sự kiện pháp lý xảy ra trong thực tế; các hành vi tố tụng hình sự phải được pháp luật qui định và phải áp dụng một cách công bằng, bình đẳng trong mọi trường hợp; các qui định của pháp luật chưa bị bãi bỏ thì vẫn phải được áp dụng trong thực tế không loại trừ người áp dụng ở cương vị, chức sắc, tôn giáo hoặc đảng phái nào. Như vậy, sự hợp lý chính là sự phù hợp giữa các qui định của pháp luật với sự kiện pháp lý thực tế. Nguyên tắc với nội dung trên có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tra cũng như kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói chung, các vụ án kinh tế nói riêng, bởi nó bảo đảm chất lượng công tác điều tra, kiểm sát điều tra, tạo cơ sở cho việc truy tố đúng người, đúng tội và tiến tới một bản án công bằng, thấu tình đạt lý.

Thứ bảy: Tuân thủ nghiêm chỉnh kỷ luật nhà nước trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế

Trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế, các KSV ngoài việc tuân theo qui định của pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan, còn phải thực hiện đúng Qui chế thực hành quyền công tố trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự do Viện kiểm sát nhân dân Tối cao (VKSNDTC) ban hành, như: KSV chịu sự lãnh

đạo của Viện trưởng cấp mình; Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên. Viện trưởng VKSND các địa phương, VKSND quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSNDTC.

Từ sự trình bày các nguyên tắc trên cho thấy để pháp chế XHCN trong kiểm sát điều tra các tội phạm về kinh tế được thực hiện tốt thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Nhà nước phải có một hệ thống pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự hoàn chỉnh, bởi pháp luật là điều kiện vật chất của pháp chế, là cơ sở, nền tảng của pháp chế. Trình độ phát triển của pháp chế phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật hiện hành.

- Phải nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân đối với pháp luật, phải tuyên truyền phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, trực tiếp là tuân thủ pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.

- Trong công tác kiểm sát điều tra, VKSND phải phát hiện kịp thời, đấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật; xác định nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật để kiến nghị khắc phục các vi phạm pháp luật nhằm làm cho mọi công dân đều tuân thủ pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w