Phát huy các vai trò của các tổ chức đảng, tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể quần chúng trong giám sát các hoạt động kiểm sát

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 114 - 122)

xã hội và đoàn thể quần chúng trong giám sát các hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh

Đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó vai trò của các cơ quan pháp luật là nòng cốt. Bên cạnh đó, việc giám sát thường xuyên của hệ thống chính trị có vai trò vô cùng quan trọng, nó làm cho các cơ quan pháp luật thường xuyên nắm được chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước ở mỗi một giai đoạn lịch sử và giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước để vừa đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Trong tiến trình đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, nước ta phải tạo ra nhiều hành lang pháp lý để đáp ứng yêu cầu hội nhập. Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, chúng ta phải vận dụng linh hoạt và thường xuyên ban hành các quy phạm pháp luật để định hướng phát triển kinh tế đất nước nhưng đồng thời cũng phải theo xu thế của thế giới. Chính vì vậy, vai trò của các tổ chức đảng, tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể quần chúng như: Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh, Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh … với chức năng và nhiệm vụ của mình phải thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát các quy định của pháp luật của các cơ quan làm công tác bảo vệ pháp luật của tỉnh, đặc biệt là đối với các hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế nhằm đảm bảo cho công tác điều tra tại địa phương khách quan, chính xác, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan sai người vô

tội. Đồng thời đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như yêu cầu pháp luật phải phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Ngoài ra, cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và các chính sách đãi ngộ hợp lý cho đội ngũ cán bộ, KSV để họ thực sự yên tâm công tác, tận tâm với công việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, thông qua đó góp phần tăng cường pháp chế XHCN nói chung và pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự về kinh tế nói riêng.

Kết luận

Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ VKSND tỉnh Quảng Ninh vẫn còn gặp những khó khăn, vướng mắc trong lý luận và thực tiễn làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm sát điều tra. Để góp phần tăng cường pháp chế trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của VKSND tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới cần phải nghiên cứu lý luận, đánh giá thực tiễn để đề ra các giải pháp hữu hiệu. Nhận thức sâu sắc về vấn đề này, tôi chọn nghiên cứu vấn đề “ Pháp chế XHCN trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh”. Thực tiễn cho thấy các cơ quan thực hiện chức năng điều tra, truy tố, xét xử trong những năm qua còn có nhiều vi phạm, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và của công dân. Vì vậy việc bảo đảm và tăng cường pháp chế XHCN nói chung và tăng cường pháp chế XNCN trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế nói riêng là một đòi hỏi cần phải được giải quyết kịp thời. Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về pháp chế XHCN trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm pháp luật, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế vi phạm và bảo đảm cho hoạt động điều tra được đúng đắn, nghiêm minh, kịp thời, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, phát huy dân chủ, thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo tăng cường pháp chế XHCN ở địa phương.

Trước yêu cầu của cuộc đấu tranh bảo vệ pháp chế hiện nay càng đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát phải không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, năng lực công tác chuyên môn, sự am hiểu sâu rộng trên nhiều lĩnh vực kinh

tế, văn hóa, xã hội... đề cao lương tâm trách nhiệm trong thực hành quyền công tố nhà nước, thực hiện tốt năm đức tính mà Bác kính yêu đã tặng cho Ngành Kiểm sát “ Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Quyết tâm xây dựng Viện kiểm sát Quảng Ninh trong sạch vững mạnh, tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh giàu đẹp và văn minh, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng ta đề ra “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. /.

Các công trình khoa học của tác giả đã được công bố

1. Trần Thị Minh Hiền (2010), "Bàn về nột số thiếu sót, hạn chế trong việc định tội danh đối với tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người”, Kiểm sát, (17).

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Huy Bằng (2001), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

5. Lê Cảm - Nguyễn Ngọc Chí (đồng chủ biên) (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Hoàng Công (1987), "Tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa",

Tạp chí Cộng sản, (8).

7. Lê Duẩn (1976), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Trần Ngọc Đường (Chủ biên) (1999), Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đỗ Ngọc Hải (2002), Tăng cường pháp chế trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

14. Phan Hiền (1985), "Mấy vấn đề về tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa",

Tạp chí Cộng sản, (10).

15. Lê Tuyết Hoa (2002), Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.

16. Nguyễn Phùng Hồng (1994), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

17. Phạm Hùng (1985), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.

18. Quách Sỹ Hùng (1996), Tăng cường pháp chế trong quản lý nhà nước với nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

19. Hồ Chí Minh (1985), Nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội. 20. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.

21. Quốc hội (1960), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 22. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.

23. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 24. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

25. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 26. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.

27. Trần Văn Sơn (2004), Pháp chế trong giải quyết khiếu nại hành chính của công dân, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

28. Đỗ Khánh Tặng (1985), "Tìm hiểu về pháp chế xã hội chủ nghĩa", Giáo dục lý luận, (2).

29. Lê Hữu Thể (Chủ nhiệm đề tài) (2008), Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát ở Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội.

30. Lê Minh Thông (1996), "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện xã hội nước ta hiện nay", Báo Nhân dân, ngày 01/11. 31. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc áp

dụng phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự năm 1999, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.

32. Trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội (1984), Mấy vấn đề về pháp chế xã hội chủ nghĩa và về công tác kiểm sát, Hà Nội.

33. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

35. Từ điển Luật học (1999), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

36. Đào Trí úc (1993), làm thế nào để xây dựng pháp luật và ý thức sống theo pháp luật, Nhà nước và pháp luật.

37. Đào Trí úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

38. Đào Trí úc (2001), Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.

39. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2006), Báo cáo công tác của ngành

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh năm 2006, Quảng Ninh.

40. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2007), Báo cáo công tác của ngành

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh năm 2007, Quảng Ninh.

41. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2008), Báo cáo công tác của ngành

42. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2009), Báo cáo công tác của ngành

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh năm 2009,Quảng Ninh. 43. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2010), Báo cáo công tác 6

tháng đầu năm của ngành Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh

6 thángnăm 2010, Quảng Ninh.

44. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2006), Báo cáo tình hình chấp hành pháp luật và công tác kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh năm 2006, Quảng Ninh.

45. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2007), Báo cáo tình hình chấp hành pháp luật và công tác kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh năm 2007, Quảng Ninh.

46. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2008), Báo cáo tình hình chấp hành pháp luật và công tác kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh năm 2008, Quảng Ninh.

47. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2009), Báo cáo tình hình chấp hành pháp luật và công tác kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh năm 2009, Quảng Ninh.

48. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2002), Tài liệu tập huấn Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra - kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự, Hà Nội.

49. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự, Hà Nội.

50. Viện Khoa học kiểm sát (2003), Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 114 - 122)