Cơ cấu tổ chức hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 68)

án kinh tế, đặc biệt là các vụ án về khai thác tài nguyên trái phép, buôn lậu và vận chuyển than trái phép qua biên giới. Qua công tác KSĐT, VKS đã tìm ra những nguyên nhân, điều kiện và những sơ hở thiếu sót của các cấp, các ngành để xảy ra vi phạm và tội phạm, qua đó tìm ra các giải pháp ngăn chặn.

2.2. Thực trạng thực hiện yêu cầu pháp chế trong kiểm sát Điều tra các vụ ánkinh tế của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh kinh tế của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dântỉnh Quảng Ninh tỉnh Quảng Ninh

Cũng như toàn bộ hệ thống VKSNDtrong cả nước, VKSND tỉnh Quảng Ninh được thành lập trên cơ sở Viện công tố trước đây (26/7/1960). Trải qua 50 năm phấn đấu và phát triển, cùng với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, đến nay ngành Kiểm sát nhân dân nói chung và VKSND tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, phát huy được vị trí, vai trò và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần đáng kể vào công cuộc đổi mới đất nước, bảo vệ pháp chế XHCN và xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Về cơ cấu, bộ máy làm việc của VKSND tỉnh Quảng Ninh gồm 14 VKSND cấp huyện và 11 phòng nghiệp vụ thuộc VKS tỉnh, với biên chế 255 người. Cấp tỉnh có 03 phòng THQCT, KSĐT, KSXX sơ thẩm hình sự biên chế 26 KSV, 1 phòng THQCT, KSXX phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hình sự, biên chế dao động từ 10 đến 13 KSV. Các VKS cấp huyện có từ 3 đến 20 KSV (kể cả lãnh đạo). Số còn lại là Kiểm tra viên, chuyên viên không

được trực tiếp THQCT, KSXX tại phiên tòa. Về cơ bản đội ngũ cán bộ, KSV từ chỗ cán bộ hầu hết không được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ pháp lý, nay đã có 93% đạt trình độ Đại học Luật và Cao đẳng Kiểm sát, một số đồng chí đã có trình độ Thạc sĩ Luật. Chất lượng chính trị cao, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong cơ quan chiếm 75%, chức danh pháp lý KSV cấp tỉnh, Thành phố và KSV cấp huyện, thị xã chiếm trên 2/3 biên chế toàn cơ quan. Phần lớn đã có thời gian công tác và kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên cũng còn một số KSV từ các khâu công tác khác mới chuyển sang hoặc mới vào ngành nên kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều.

Về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc so với nhu cầu công tác trong tình hình mới chưa thật sự được đáp ứng, nhưng về cơ bản đã có thể phục vụ tốt các hoạt động nghiệp vụ của ngành. Hiện nay, trụ sở VKSND tỉnh đặt tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, đủ các phòng làm việc cho 11 phòng nghiệp vụ và sắp chuyển về trụ sở mới tại phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long với những điều kiện, cơ sở vật chất khang trang hơn. Các VKSND huyện, thành phố đều có trụ sở riêng biệt.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng ta đang chủ trương đổi mới toàn diện đất nước theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Thực hiện chủ trương đó, Đảng ta xác định phải đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đổi mới của đất nước. Một trong những trọng tâm của quá trình đổi mới đó là việc cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có hệ thống VKSND các cấp.

Quan điểm về cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp đã được đề cập trong các văn kiện của Đảng trong các nhiệm kỳ từ Đại hội

lần thứ VII của Đảng đến nay như: Hội nghị Trung ương 8 khóa VII, Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, Đại hội VIII và Đại hội IX của Đảng.

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta đã xác định rõ nhiệm vụ của cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp trong giai đoạn hiện nay là:

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Củng cố kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp, phân định lại thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân, từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho Tòa án nhân dân huyện. Đổi mới tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan tổ chức bổ trợ tư pháp [9, tr. 132].

Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng xác định:

Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử, thi hành án, không được để xảy ra những trường hợp oan sai. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Sắp xếp lại hệ thống Tòa án nhân dân, tổ chức lại Cơ quan điều tra và Cơ quan thi hành án theo nguyên tắc gọn đầu mối [10, tr. 133-134].

Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa X tại kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 1992. Theo đó, chức năng của VKSND là: "Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp". Và như vậy

VKS không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội, mà chỉ tập trung làm tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Để thực hiện chức năng của mình theo Hiến pháp quy định, hệ thống VKSND phải đổi mới cả về tổ chức và phương pháp hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới.

Theo đó trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Luật Tổ chức VKSND năm 2002, VKSND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lại các khâu công tác nghiệp vụ của VKS thành phố còn 11 phòng nghiệp vụ là: Phòng THQCT, KSĐT, KSXX sơ thẩm án kinh tế- chức vụ; Phòng THQCT, KSĐT, KSXX sơ thẩm án trật tự xã hội; Phòng THQCT, KSĐT, KSXX sơ thẩm án an ninh - ma túy; Phòng THQCT, KSXX phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm án hình sự; Phòng KSĐT, KSXX án dân sự; án hành chính - kinh tế - lao động - phá sản doanh nghiệp và các việc khác theo quy định của pháp luật; Phòng Kiểm sát thi hành án; Phòng Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam quản lý giáo dục người chấp hành án phạt tù; Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng kiểm sát xét khiếu tố, Phòng thống kê - tổng hợp và Văn phòng .

Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng phát triển mạnh về kinh tế, du lịch và giao thông, song sự phát triển còn chưa đồng đều, chỉ tập trung ở những thành phố, thị xã trung tâm. Tình hình vi phạm và tội phạm trong thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế thị trường phát triển đã tác động sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội địa phương. Bên cạnh những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đã đạt được thì cũng phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, vi phạm và tội phạm. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế của tỉnh thì tội phạm về kinh tế cũng gia tăng. Hàng năm cơ quan chức năng các cấp của tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện, khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử trước Tòa án hàng nghìn vụ án hình sự, trong đó nhiều vụ án kinh tế lớn. Và những năm gần đây, tội phạm về kinh tế được phát hiện chủ yếu

tập trung vào ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh và đồng thời cũng là của cả nước đó là Ngành than, liên quan trực tiếp đến các hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ than.

Trước thực trạng diễn biến của tình hình vi phạm và tội phạm đặt ra những vấn đề bức xúc đòi hỏi các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật của tỉnh Quảng Ninh mà trong đó vai trò của ngành Kiểm sát là không thể thiếu. Với bộ máy tổ chức được cải cách hành chính, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, ngành Kiểm sát Quảng Ninh ngoài việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của Cơ quan điều tra nhằm bảo đảm việc điều tra đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời, không bắt oan người vô tội, không bỏ lọt kẻ phạm tội còn phải đảm bảo phải tìm ra được những nguyên nhân, điều kiện đề ra các giải pháp có thể kiểm soát được những diễn biến của tội phạm, trên cơ sở đó có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w