Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 89)

pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh

Nhằm đảm bảo cho pháp chế XHCN được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, công tác kiểm sát điều tra án hình sự của VKSND được xác định có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc truy tố người phạm tội. Là biện pháp nhằm bảo đảm để mọi hành vi vi phạm, tội phạm đều bị xử lý trước pháp luật, đồng thời không để một người dân vô tội bị bắt, bị tạm giữ, bị tạm giam, hoặc bị truy tố, xét xử oan, sai, vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân.

Nhận thức rõ tính chất phức tạp của công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm hình sự, ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả các khâu công tác. Đặc

biệt là những năm gần đây, trước tình hình tội phạm về kinh tế có những diễn biến phức tạp, tập trung vào lĩnh vực khai thác, vận chuyển, kinh doanh và tiêu thụ than, công tác kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, kết quả kiểm sát điều tra, truy tố các vụ án được nâng lên cả về chất lượng và số lượng. Thành tích đạt được của khâu công tác này thể hiện trên cả hai mặt: vừa đẩy nhanh tiến độ giải quyết án hình sự bảo đảm theo đúng quy định của BLTTHS, đảm bảo việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đồng thời hạn chế mức thấp nhất tình trạng xử lý oan, sai và bỏ lọt tội phạm, phục vụ kịp thời tình hình chính trị tại địa phương, thông qua việc giải quyết án đề ra nhiều biện pháp phòng ngừa có hiệu quả, kịp thời kiến nghị với các ngành, các cấp để xảy ra vi phạm và tội phạm, xây dựng được các chuyên đề nghiệp vụ chống oan, chống lọt, nâng cao chất lượng kiểm sát điều tra ... tăng cường pháp chế XHCN trong công tác kiểm sát điều tra án hình sự ở địa phương.

Tội phạm xảy ra trên các lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự trị an xã hội, trật tự quản lý kinh tế còn nhiều, trong đó số lượng án hình sự về kinh tế ở cả hai cấp VKSND tỉnh Quảng Ninh đã thụ lý kiểm sát điều tra, truy tố chiếm tỷ lệ như sau:

- Năm 2006, thụ lý 2103 vụ án hình sự = 3119 bị can; truy tố 1555 vụ = 2480 bị can, tỷ lệ truy tố đạt 74 %. Trong đó án về Kinh tế là 743 vụ = 1110 bị can; truy tố 7 36 vụ = 1102 bị can, tỷ lệ truy tố đạt 99,05%.

- Năm 2007, thụ lý 1932 vụ = 3042 bị can, truy tố 1410 vụ = 2503 bị can, tỷ lệ truy tố đạt 73%. Trong đó án về Kinh tế là 694 vụ =1089 bị can; truy tố 675 vụ = 1064 bị can, tỷ lệ truy tố đạt 97,2%.

- Năm 2008, thụ lý 1985 vụ = 3298 bị can, đã quyết định truy tố 1416 vụ = 2518 bị can, tỷ lệ truy tố đạt 71,33%. Trong đó án về Kinh tế là 723 vụ = 1360 bị can; truy tố 704 vụ = 1324 bị can, tỷ lệ truy tố đạt 97,4%.

- Năm 2009, thụ lý 1982 vụ = 3243 bị can, đã quyết định truy tố 1467vụ = 2 682 bị can, tỷ lệ truy tố đạt 74%. Trong đó án về Kinh tế là 657 vụ = 1120 bị can; truy tố 642 vụ = 1068 bị can, tỷ lệ truy tố là 97,77%.

- 6 tháng đầu năm 2010, thụ lý 1040 vụ = 1585 bị can, đã quyết định truy tố 856 vụ = 1012 bị can, tỷ lệ truy tố đạt 82,3%. Trong đó án về kinh tế là 320 vụ = 496 bị can; truy tố 294 vụ = 416 bị can, tỷ lệ truy tố là 91,87 % [39], [40], [41], [42], [43].

Đứng trước tình hình tội phạm diễn biến phức tạp ở các lĩnh vực, nhưng trung bình hàng năm VKSND tỉnh Quảng Ninh và VKSND các huyện, thành phố, thị xã đã kiểm sát điều tra được một khối lượng rất lớn các vụ án hình sự, trong đó có các vụ án kinh tế. Đảm bảo kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố vụ án và khởi tố bị can, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, kiểm sát việc tiến hành các hoạt động điều tra như hỏi cung, lấy lời khai, nhận dạng, đối chất.... Do kiểm sát ngay từ giai đoạn khởi tố nên số bị can đã khởi tố phải đình chỉ vì không có tội giảm nhiều.

Trong lĩnh vực kinh tế, công tác kiểm sát điều tra đã đẩy nhanh tiến độ, phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra nhanh chóng đưa ra truy tố các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ ... qua biên giới. Điển hình là chiến dịch bắt giữ 104 tàu vận tải chở than trái phép sang Trung Quốc do Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh bắt giữ đợt cao điểm tháng 4/2008. Các cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh đã khẩn trương vào cuộc, VKSND tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp phân loại kịp thời, khởi tố 68 vụ án = 286 bị can về các tội: Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đưa hối lộ, nhận hối lộ, tham ô tài sản, kinh doanh trái phép, lưu hành các giấy tờ có giá giả khác, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công

vụ, trộm cắp tài sản, che giấu tội phạm ... Một số vụ án đông bị can, tính chất phức tạp, gây thiệt hại lớn về tài sản được chọn làm án điểm đưa ra xét xử kịp thời, góp phần phục vụ tình hình chính trị địa phương.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của ngành Kiểm sát nói chung và trong lĩnh vực kiểm sát điều tra các vụ án hình sự về kinh tế nói riêng, VKSND tỉnh Quảng Ninh đã có những chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm tăng cường pháp chế XHCN nói chung và pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế nói riêng. Bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất định sau đây:

* Trong xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế

Với chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói chung và các vụ án kinh tế nói riêng phải đảm bảo mọi hành vi phạm tội phải được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng với tính chất, mức độ, hậu quả do người thực hiện hành vi phạm tội gây ra. Đồng thời phải đảm bảo việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử là có căn cứ, đúng pháp luật, đảm bảo các quyền dân chủ trong hoạt động tố tụng, không làm oan người vô tội cũng như không bỏ lọt tội phạm. Trong xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế, VKSND tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn, giải thích pháp luật; triển khai kịp thời, đầy đủ các văn bản hướng dẫn của các ngành, liên ngành trung ương; các quy chế của ngành Kiểm sát và Quy chế phối hợp liên ngành; các qui định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục khi tiến hành các hoạt động kiểm sát điều tra đối với tội phạm về kinh tế phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và điều kiện kinh tế, chính trị trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó, năm 2007 VKSND tỉnh Quảng Ninh đã xây

dựng được quy chế phối hợp liên ngành gồm 8 ngành: Viện kiểm sát, Công an, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Thanh tra Nhà nước, Thuế, Quản lý thị trường. Chỉ đạo các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện tốt quy chế phối hợp với các ngành trên điạ bàn nhằm đảm bảo mọi tin báo tố giác tội phạm đều được xử lý kịp thời, qua đó nhanh chóng phát hiện và xử lý nghiêm minh tội phạm, không làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm. Năm 2009, VKSND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết hai năm thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành, đồng thời đề ra phương hư- ớng nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa VKS với Mặt trận Tổ quốc tỉnh để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị đối với công tác kiểm sát; xây dựng Quy chế phối hợp giữa VKS với Cơ quan điều tra, Tòa án cả hai cấp trong hoạt động tố tụng nhằm đảm bảo và duy trì sự phối hợp thường xuyên của ba ngành Công an - VKS - Tòa án trong tỉnh để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn, đồng thời đảm bảo giữ vững tình hình trật tự trị an và an toàn xã hội trên địa bàn, góp phần giữ vững sự ổn định về chính trị để phát triển kinh tế.

Đặc biệt trong tình trạng hiện nay, các đối tượng buôn lậu dùng mọi thủ đoạn để che mắt các cơ quan chức năng như: xé lẻ hàng hóa, chỉ để hàng hóa trị giá dưới 100 triệu đồng; thuê người vận chuyển qua nhiều công đoạn, dùng tàu thuyền công xuất lớn chạy luồng ngoài về thẳng các tỉnh phía trong... gây nhiều khó khăn cho việc phát hiện, xử lý. Việc khai thác than trái phép cũng có nhiều những diễn biến phức tạp, được che chắn, biến tướng dưới nhiều hình thức như một số đơn vị lợi dụng được cấp phép làm dự án cải tạo vườn rừng, san lấp mặt bằng làm dự án để khai thác tận thu than ở ngoài ranh giới mỏ vv... Qua công tác kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế, VKSND tỉnh Quảng Ninh đã tập hợp những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng một số điều luật trong Bộ luật hình sự, thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

đề nghị với Liên ngành Trung ương có hướng dẫn, cụ thể như: đối với Điều 181 BLHS tội làm, tàng trữ, vận chuyển và lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác, Điều 153 tội buôn lậu, Điều 155 tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm và Điều 172 tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, đề nghị cần phải có hướng dẫn thế nào là phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng và thế nào là hậu quả nghiêm trọng trong Điều 172 BLHS để việc áp dụng pháp luật được thống nhất.

* Trong tổ chức thực hiện pháp luật về kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế

VKSND hai cấp tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng các qui định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế đúng pháp luật. Đồng thời vận dụng đúng đắn các quan điểm đường lối, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước thông qua việc đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Các quyết định của Cơ quan điều tra, các hành vi của người tiến hành tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự phải theo đúng qui định của pháp luật, nếu có vi phạm thì VKS phải kịp thời ban hành các văn bản yêu cầu, kiến nghị để khắc phục, sửa chữa đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án hình sự được tuân thủ đúng pháp luật. Trong các năm từ 2006 đến tháng 10 năm 2007 tội phạm vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, buôn lậu và vận chuyển hàng cấm, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới còn mức độ, số vụ phạm tội không nhiều thì từ cuối năm 2007 cho đến nay số vụ phạm các loại tội này tăng lên rõ rệt. Nhiều vụ án buôn lậu than sang Trung Quốc với số lượng lớn, hàng nghìn tấn than, trị giá nhiều tỷ đồng bị Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh phát hiện, bắt giữ, điển hình là chiến dịch bắt giữ 104 tàu vận tải chở than sang Trung Quốc vào tháng 4/2008. Các đối tượng phạm tội liên kết với nhau mua Hóa đơn GTGT của các công ty “ma” để hợp

pháp hóa thủ tục đi đường, che mắt các cơ quan chức năng như các vụ: Nguyễn Quốc Năm - CĐB phạm các tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, lưu hành các giấy tờ có giá giả khác. Vụ án đã khởi tố, bắt giam và đưa ra truy tố, xét xử 17 bị can, số lượng than xuất lậu sang Trung Quốc là 11 tàu, gần 10.000 tấn than, trị giá trên 8 tỷ đồng. Vụ Trần Văn ánh - CĐB (8 bị can) phạm các tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, che giấu tội phạm, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Các bị can trong vụ án này đều là người cùng xã An Lư, Thủy Nguyên Hải Phòng, rủ nhau vay vốn ngân hàng, mua than xuất lậu đi Trung Quốc, quá trình điều tra đã thu giữ 5 tàu than trên 5000 tấn, trị giá trên 4 tỷ đồng. Để việc xuất lậu than qua biên giới được chót lọt, các đối tượng phạm tội đã đưa hối lộ cho một số cán bộ Hải quan, Biên phòng làm nhiệm vụ chống lậu tại khu vực cửa khẩu cảng Vạn Gia, điển hình như vụ Hoàng Công Khanh - CĐB phạm tội “ Buôn lậu”, đưa hối lộ, nhận hối lộ hàng trăm triệu đồng. Vụ án đã truy tố và đưa ra xét xử.

Những tháng đầu năm 2010, vụ án Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Nhận hối lộ; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê đang được dư luận cả nước quan tâm. Hiện tại số các bị can bị khởi tố trong vụ án lên tới 33 bị can, trong đó có tập thể lãnh đạo Công ty than Mạo Khê gồm Giám đốc và 04 Phó giám đốc trực ca trong dịp tết nguyên đán Canh Dần 2010, những đối tượng này đã làm trái các quy định về quản lý tài nguyên, không tổ chức bảo vệ tài nguyên thuộc ranh giới mỏ quản lý để các đối tượng bên ngoài vào khai thác trái phép. Việc khai thác than diễn ra ồ ạt và công khai trong nhiều ngày từ 28 Tết đến mồng 8 Tết Canh Dần 2010. Các đối tượng khai thác than trái phép mang rất nhiều máy xúc, ô tô có trọng tải từ

15 đến 25 tấn để bốc xúc đát đá, chở than cả ngày lẫn đêm. Ước tính lượng than bị mất khoảng trên 20.000 tấn than. Quá trình điều tra đã làm rõ Trưởng phòng bảo vệ Lê Khắc Hùng của Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê nhận hối lộ 110 triệu đồng của một số đối tượng khai thác trái phép.

Tiếp đó, tháng 5 năm 2010 là vụ án cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần giám định TKV, Công ty kho vận Hòn Gai và Công ty Cổ phần than Núi Béo, bắt giữ 4 tàu than xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc qua cửa khẩu cảng Vạn Gia có sự chênh lệch về phẩm cấp than xuất khẩu, gây thiệt hại cho nhà nước khoảng gần một tỷ đồng. Vụ án đã khởi tố, bắt giam 14 bị can và đang được điều tra, làm rõ.

Cả hai vụ án này xảy ra trong năm 2010 đều đang được dư luận rất quan tâm, chủ trương của Đảng ủy, HĐND và UBND tỉnh Quảng Ninh giao

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 89)