Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội và ảnh hưởng của nó tới pháp chế trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 61)

pháp chế trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế

Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở địa đầu miền Đông Bắc Tổ Quốc, dân số trên 1 triệu người, bao gồm 20 dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số (89%). Diện tích tự nhiên của Quảng Ninh là 6110 km2. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, phía đông và nam giáp biển Đông, phía tây giáp Hải phòng, Hải Dương, Bắc Ninh và Bắc Giang. Địa hình Quảng Ninh được chia làm ba vùng rõ rệt: vùng rừng núi, trung du và hải đảo, rất thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quảng Ninh là tỉnh nằm trong khu tam giác phát triển kinh tế phía bắc, có nhiều lợi thế về địa hình, địa chất để phát triển du lịch, công nghiệp và giao thông vận tải. Với Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới đã hai lần được UNESCO công nhận, cùng các danh lam thắng cảnh như Thiền viện trúc lâm Yên Tử, vịnh Bái Tử long, khu du lịch Tuần Châu, bãi biển Trà Cổ và hàng nghìn đảo đá lớn nhỏ ... là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch.

Kinh tế Quảng Ninh rất đa dạng, phong phú. Trong đó, chủ yếu là nền công nghiệp khai thác than, chiếm trên 90% sản lượng cả nước. Ngành cơ khí, điện lực và xi măng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Khu kinh tế Cái Lân, các cửa khẩu biên giới, cảng biển đang phát triển mạnh mẽ. Nghề nuôi trồng, đánh bắt, chế biến xuất khẩu thuỷ, hải sản phát triển đa dạng, kinh

tế du lịch phát triển mạnh mẽ, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho ngân sách và tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Giao thông vận tải phát triển mạnh cả về đường bộ, đường thuỷ và đường sắt, là đầu mối giao thông quan trọng nối liền giao lưu giữa các tỉnh trong cả nước với nước láng giềng Trung Quốc và các nước khác.

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng tại các Nghị quyết VI, VII, VIII, IX, X và các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, IX, X, XI, XII, nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng bộ tỉnh quyết tâm thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Quảng Ninh thành một tỉnh giàu đẹp, văn minh, đời sống của người dân ngày một nâng cao, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, nền kinh tế địa phương cũng còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế đầu tư, thị trường tiêu thụ... Một số ngành công nghiệp hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, sức canh tranh yếu, quy mô sản xuất còn nhỏ bé, thiết bị công nghệ còn lạc hậu và chậm phát triển. Một bộ phận công nhân thiếu và không có việc làm. Tai nạn lao động, tai nạn giao thông còn xảy ra nhiều, có lúc, có nơi rất nghiêm trọng. Các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm diễn biến phức tạp, đời sống nhân dân vùng cao, vùng xa biên giới hải đảo còn nhiều khó khăn. Trình độ dân trí phát triển không đồng đều, nhận thức của nhân dân về pháp luật còn hạn chế, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng và trong một bộ phận nhân dân có sự phân hóa rõ rệt. Mặt khác, trong những năm qua tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, trật tự an toàn xã hội lại diễn biến phức tạp. Trên dọc tuyến biên giới, ở một số điểm vẫn thường xuyên xảy ra tranh chấp lãnh thổ, xâm lấn đất đai. Các loại tội phạm như mua bán trái phép chất ma túy, xuất nhập cảnh trái phép, tàng trữ, lưu hành tiền giả, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, mua bán phụ nữ có chiều hướng gia tăng. Những tình hình trên ít nhiều ảnh hưởng

đến hoạt động của VKSND tỉnh Quảng Ninh nói chung và hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế nói riêng, vừa có thuận lợi song không ít khó khăn.

Về thuận lợi: VKSND tỉnh Quảng Ninh luôn được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, sự tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp chính quyền, đặc biệt là việc hỗ trợ kinh phí, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị cải thiện điều kiện làm việc. Hơn nữa do trình độ dân trí ngày càng nâng cao nên đại bộ phận nhân dân đã biết được vị trí, vai trò của VKS trong bộ máy Nhà nước để ủng hộ các việc làm của VKS; phân biệt được những hành vi nào bị pháp luật cấm, bị coi là tội phạm để từ đó điều chỉnh hành vi của mình. Mặt khác công tác phối hợp giữa VKS với các ngành có liên quan, các đoàn thể, Mặt trận tổ quốc cũng ngày càng chặt chẽ hơn, tạo ra những tác động tích cực cho việc thực hiện chức năng của ngành.

Khó khăn: bên cạnh những thuận lợi cũng còn không ít khó khăn, đó là tác động tiêu cực mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm, trách nhiệm, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ KSV, buộc mình phải đấu tranh với bản thân để không bị cám dỗ trước các lợi ích kinh tế, vật chất. Thêm vào đó, cơ chế, chính sách cho đội ngũ cán bộ, KSV, chuyên viên còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ nên việc vận dụng, áp dụng pháp luật trong thực tiễn còn nhiều vấn đề đặt ra ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành.

Đứng trước tình hình tội phạm diễn ra ngày càng phức tạp, trung bình hàng năm VKSND tỉnh Quảng Ninh và VKSND các huyện, thành phố và thị xã đã phát hiện, truy tố để xét xử một khối lượng lớn các vụ án hình sự.

Trong những năm qua ngành kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn toàn tỉnh, đẩy nhanh tiến độ giải quyết án, đảm bảo đấu tranh chống, phòng ngừa các loại tội phạm có kết quả. Điều này phải kể đến kết quả đấu tranh chống tội phạm về

kinh tế, có sự phối hợp kịp thời với ngành bạn trong việc tiến hành tố tụng. Việc phát hiện và xử lý các vụ án nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như: Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên ... Đối với các loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác như: Giết người, cố ý gây thương tích, hiếp dâm trẻ em, chứa mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới với mục đích mại dâm... mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới… cũng đã được phát hiện xử lý nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, có tác dụng giáo dục, phòng ngừa cao. Riêng trong lĩnh vực trật tự quản lý kinh tế, VKSND tỉnh Quảng Ninh đã vận dụng những quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự để phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng chú trọng tập trung đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm sát điều tra các vụ án kinh tế của viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w