Hoàn thiện Bộ Luật tố tụng hình sự năm

Một phần của tài liệu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam về thi hành hình phạt tử hình so sánh với một số nước trên thế giới (Trang 70 - 72)

Để góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thi hành hình phạt tử hình, theo tôi cần hoàn thiện BLTTHS năm 2003 cho phù hợp với các quy định của LTHAHS năm 2010 và hoàn cảnh thực tiễn của đất nước. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, BLTTHS năm 2003 đã quy định thời hạn ra quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC. Bộ luật quy định quyền của người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước, thể hiện thái độ thận trọng, tôn trọng quyền được sống của công dân. Tuy nhiên, Khoản 1- Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chỉ quy định thời hạn người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước, nhưng không quy định thời hạn Chủ tịch nước xét đơn xin ân giảm. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng số người bị kết án tử hình đang chờ Chủ tịch nước xét đơn xin ân giảm trong các trại giam còn rất lớn. Trong thời gian chờ đợi, không ít người bị kết án tìm cách chống đối, tự sát, bỏ trốn,... gây nhiều khó khăn, căng thẳng, phức tạp cho công tác giam giữ. Do đó, theo tác giả, cần quy định rõ thời hạn xét đơn xin ân giảm án tử hình của Chủ tịch nước trong LTHAHS và BLTTHS nhằm khắc phục những hạn chế trên. Từ góc độ là một sinh viên luật, tác giả xin đề xuất cụm từ sau: "Trong thời hạn bảy ngày, kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước" tại khoản 1, Điều 258, BLTTHS năm 2003, bổ sung quy định về thời hạn xét đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước như sau: "Trong thời hạn một năm, Chủ tịch nước ra quyết định ân giảm hoặc quyết định bác đơn xin ân giảm".

Thứ hai, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 259, BLTTHS năm 2003.Tại Khoản 1-Điều 259 BLTTHS năm 2003 quy định: “Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và thành lập

Hội đồng thi hành hình phạt tử hình gồm đại diện Tòa án, Viện kiểm sát và Công an” [4,Tr 159].

Vấn đề quy định Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án tử hình là hợp lý và phù hợp với quy định tại Điều 256 của BLTTHS: “Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án”[4, Tr 157]. Tuy nhiên, việc giao cho Chánh án Tòa án nhân dân đã xét xử sơ thẩm thành lập Hội đồng thi hành án tử hình theo tác giả là một điều bất hợp lý. Bởi lẽ:

Một là, trong hệ thống các hình phạt, hình phạt tử hình là một hình phạt chính. Thực tiễn thi hành án hình sự cho thấy, cơ quan Công an được giao nhiệm vụ thi hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân và trong việc thi hành hình phạt tử hình, cơ quan Công an đang thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như giam giữ người bị kết án, tiến hành công tác bảo đảm an ninh trật tự cho quá trình thi hành hình phạt tử hình; kiểm tra căn cước, chuẩn bị pháp trường, tổ chức đội vũ trang thi hành án, khám nghiệm pháp y, tổ chức mai táng người phải chấp hành án tử hình,...Vì vậy, theo tôi nên giao cho Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người chấp hành án đang bị tạm giam ra quyết định thành lập HĐTHATH sẽ hợp lý hơn.

Hai là, chức năng chủ yếu của Tòa án là xét xử cho nên nhiệm vụ thi hành án hình sự nói chung, thi hành án tử hình nói riêng nên giao cho các cơ quan chức năng chuyên trách khác thì công tác thi hành án tử hình sẽ khách quan và hiệu quả hơn.

Vì vậy, tác giả xin được trình bày quan điểm của mình về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1- Điều 259 BLTTHS năm 2003 như sau: “Trong thời hạn bảy ngày sau khi Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Hội đồng thi hành hình phạt tử hình. Hội đồng thi hành án tử hình gồm đại diện Công an, Viện kiểm sát, Tòa án”.

Thứ ba, cần thiết phải sửa đổi khoản 3- Điều 259 BLTTHS năm 2003. Khoản 3, Điều 259, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Hình

phạt tử hình được thi hành bằng xử bắn" [4, Tr 161]. Việc thi hành hình phạt tử hình bằng xử bắn có tác dụng răn đe, trấn áp tội phạm, nâng cao khí thế của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, so với hình thức thi hành hình phạt tử hình bằng tiêm thuốc độc đang được thực hiện rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, thì hình thức thi hành hình phạt tử hình còn gặp nhiều hạn chế như đã đề cập ở phần trên, vì thế cần thiết phải sửa đổi hình thức thi hành hình phạt tử hình từ xử bắn sang tiêm thuốc độc cho phù hợp với Luật thi hành án năm 2010 có hiệu lực 1/7/2011 cũng như phù hợp với xu hướng nhân đạo hóa việc thi hành hình phạt tử hình đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng hiện nay.

Một phần của tài liệu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam về thi hành hình phạt tử hình so sánh với một số nước trên thế giới (Trang 70 - 72)

w