Một số định hướng nhằm hoàn thiện chế định thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam về thi hành hình phạt tử hình so sánh với một số nước trên thế giới (Trang 67 - 68)

phạt tử hình trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

* Thứ nhất, bảo đảm tăng cường nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong các nội dung sửa đổi, bổ sung về hình phạt tử hình.

Pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng phải luôn thể hiện tính nhân đạo sâu sắc. Hiện nay, pháp luật hình sự đã có nhiều quy định về việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, về thủ tục xem lại bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành án, thủ tục xin ân giảm án tử hình,… Những đề xuất về hình thức và nội dung thi hành án tử hình phải đảm bảo để người phạm tội được hưởng các lợi ích bằng hoặc cao hơn so với bộ luật hình sự hiện hành. Dĩ nhiên việc bảo đảm lợi ích cho người bị kết án phải không được đi ngược lại với lợi ích chung của cộng đồng và phải mang lại hiệu quả của hình phạt này.

* Thứ hai, Việc hoàn thiện các quy định liên quan đến hình phạt tử hình cần bảo đảm tôn trọng quyền con người, đặc biệt là quyền sống. Hình phạt tử hình sẽ tước đi quyền thiêng liêng ấy. Ở nước ta hiện nay, trong xã hội còn tồn tại một số phần tử tha hóa vì động cơ đê hèn mà phạm tội. Vì vậy hình phạt tử hình vẫn còn rất cần thiết. Tuy nhiên, việc duy trì hình phạt này cần

đảm bảo sự cân nhắc với quyền sống của con người. Muốn vậy chúng ta nên quan tâm đến các việc sau:

Khi điều kiện cho phép, hạn chế đến mức thấp nhất, khi có thể, số lượng tội phạm có kèm mức hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự; nên chỉ để lại những tội phạm nguy hiểm nhất, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho xã hội; phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân nhằm loại trừ vĩnh viễn những người này, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội. Tóm lại, nên hạn chế đến mức thấp nhất hình phạt tử hình trong hoạt động lập pháp, và áp dụng pháp luật hình sự.

* Thứ ba, nên tiếp tục nghiên cứu hướng tới việc hoàn thiện các quy định liên quan đến hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự phải theo hướng bảo đảm tính chính xác khách quan của hình phạt tử hình. Điều đó xuất phát từ bản chất của con người trong mọi hoàn cảnh đều không thể hoàn hảo được. Do đó, trong quá trình tố tụng, người tham gia tố tụng có thể có sai sót, kể cả đối với trường hợp của bản án tử hình.Vì vậy chúng ta không thể đưa ra một yêu cầu tuyệt đối trong hoạt động tố tụng.Tuy nhiên việc đưa ra các quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt vừa đảm bảo thi hành án vừa bảo đảm quyền và lợi ích của người bị kết án.

Một phần của tài liệu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam về thi hành hình phạt tử hình so sánh với một số nước trên thế giới (Trang 67 - 68)

w