Tình hình áp dụng chế định thi hành hình phạt tử hình ở một số nước trên thế giới hiện nay

Một phần của tài liệu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam về thi hành hình phạt tử hình so sánh với một số nước trên thế giới (Trang 57 - 60)

số nước trên thế giới hiện nay

Trong nhiều thập kỉ trở lại đây, nhân loại càng tiến bộ, xã hội càng phát triển, cùng với đó,việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình ngày càng thu hẹp. Ngày càng nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ xóa bỏ hình phạt tử hình. Theo kết quả các nghiên cứu gần đây, con số quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình ngày càng tăng lên. Tính từ năm 1990 đến năm 2009 đã có trên 49 quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các tội phạm. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức ân xá quốc tế, hiện nay, 95 quốc gia và vùng lãnh thổ đã xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các tội phạm; 9 quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm thường, chỉ giữ lại đối với tội phạm chiến tranh; 35 quốc gia còn duy trì hình phạt tử hình trong luật nhưng chưa bao giờ áp dụng trong 10 năm trở lại đây, chỉ còn 58 quốc gia và vùng lãnh thổ còn duy trì hình phạt tử hình trong luật và có áp dụng trên thực tế.

Theo Tổ chức Ân xá quốc tế, trong những năm gần đây, hình phạt tử hình chủ yếu được tiến hành ở Trung Quốc, Iran, Hoa Kỳ, Singapore,… (khoảng 85% số người bị tử hình trên toàn Thế giới). Trong khi đó, Châu Âu được xem là châu lục ủng hộ mạnh mẽ nhất việc xóa bỏ hình phạt tử hình. Đây là tiêu chí quan trọng cho việc gia nhập Liên minh Châu Âu. Hiện nay ở Châu Âu, 32/33 quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình, chỉ còn lại Látvia, tuy nhiên quốc gia này chỉ giữ hình phạt tử hình đối với những trường hợp ngoại lệ, như phạm tội theo Thiết quân luật.

Theo ước tính của AI, trong năm 2007, trên thế giới có khoảng 3.347 người bị kết án tử hình ở 51 quốc gia; trong số đó ít nhất 1.252 người ở 24 quốc gia đã bị hành quyết. Trong năm 2008, trên thế giới số người bị kết án vào khoảng 8.865 ở 52 quốc gia, trong đó có ít nhất 2.361 người ở 25 quốc gia đã bị thi hành án. Năm 2009, theo ước tính của AI, số người tử tù bị hành quyết trên toàn thế giới là 714 người ở 18 quốc gia (không tính hàng ngàn tử tù khác bị hành quyết ở riêng Trung Quốc). Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn nhiều do nhiều nước không công khai các số liệu có liên quan.

Tính đến năm 2010, có hơn 2/3 các nước trên thế giới hủy án tử hình bằng quy định pháp luật hoặc trong thực tế thi hành án. Đến năm 2011, có 104 quốc gia xóa bỏ án tử hình hoàn toàn và 56 quốc gia trên thế giới còn duy trì án tử hình. Ít nhất 676 vụ hành quyết đã được thực hiện trên toàn thế giới trong năm 2011, trong đó có 14 phụ nữ. Con số này năm 2010 là 527 vụ. Các quốc gia hành hình nhiều trong năm 2011 gồm Iran (276 vụ), Bắc Triều Tiên (30 vụ), Yemen (29 vụ) và Mỹ (43 vụ). Tuy nhiên, so với năm 2009, số vụ tử hình trên toàn cầu giảm (năm 2009 có 714 vụ).

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đã áp dụng hình thức thi hành hình phạt tử hình được coi là nhân đạo, tiến bộ nhất- đó là tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Trong số gần 80 nước đang áp dụng án tử hình hiện nay thì có hơn 30 nước áp dụng hình thức tiêm thuốc độc. Theo thống kê của Tổ chức ân xá thế giới, năm 2009 có ít nhất 2.500 tử tội trên thế

giới bị tiêm thuốc độc ở 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Con số này năm 2008 là 2.148.

Có thể nói, ở một góc độ nhất định, việc thi hành hình phạt tử hình có thể mang lại những hiệu quả trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, ở mỗi quốc gia nói riêng. Tuy nhiên, do đây là hình phạt nghiêm khắc nhất, trực tiếp tác động lên quyền sống của người phạm tội nên xu thế xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật và trên thực tế ngày càng tăng nhanh, điều đó cho thấy ngày nay xã hội đã văn minh hơn, tiến bộ hơn, vấn đề quyền con người cũng đang ngày càng được chú trọng hơn.

Mặc dù thi hành hình phạt tử hình có thể đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp việc thi hành hình phạt tử hình đều có thể đẩy lùi tình hình tội phạm trên thế giới. Thực tế thi hành hình phạt tử hình chứng minh rằng trong một số trường hợp, việc thi hành hình phạt tử hình còn làm tình hình tội phạm gia tăng nhanh. Theo thống kê của AI, ở Trung Quốc, số liệu của Bộ Công an nước này cho biết số người sử dụng ma túy tăng 35% trong 5 năm kể từ năm 2000 mặc dù nước này đã tử hình rất nhiều tội phạm liên quan đến ma túy.

Bên cạnh đó, hiện nay còn nhiều quốc gia áp dụng hình thức thi hành hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên. Mặc dù Luật quốc tế cấm áp dụng thi hành hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên, song hiện nay vẫn còn một số nước trên thế giới tuyên và thi hành án tử hình đối với người chưa thành niên một cách công khai hoặc không chính thức. Điều đó là vi phạm nguyên tắc nhân đạo nghiêm trọng và những quốc gia này thường phải gánh chịu sự chỉ trích gay gắt của các cơ quan quyền con người của Liên hợp quốc và của các tổ chức phản đối hình phạt tử hình.

Mặt khác, về hình thức thi hành hình phạt tử hình, hiện nay trên thế giới vẫn còn một số quốc gia thi hành hình phạt tử hình bằng những hình thức hết sức dã man như đấu súng, chém đầu,… Ngoài ra, mặc dù một số nước áp dụng hình phạt tử hình tiến bộ như tiêm thuốc độc nhưng vẫn để xảy ra sơ

xuất đáng tiếc trong quá trình thi hành án, dẫn đến tình trạng người bị thi hành án vẫn còn sống sau khi tiêm thuốc.

Như vậy, có thể thấy tùy vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, đặc

Một phần của tài liệu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam về thi hành hình phạt tử hình so sánh với một số nước trên thế giới (Trang 57 - 60)