Hoàn thiện Bộ Luật hình sự

Một phần của tài liệu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam về thi hành hình phạt tử hình so sánh với một số nước trên thế giới (Trang 68 - 70)

Thứ nhất,cần thu hẹp phạm vi đối tượng áp dụng hình phạt tử hình. Cụ thể là cần quy định thêm về đối tượng được xét điều kiện không bị thi hành hình phạt tử hình được quy định tại điều 35 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Hiện nay theo pháp luật hình sự của đa số các nước còn duy trì hình phạt tử hình, người mắc bệnh thiểu trí không phải là đối tượng được miễn áp dụng hình phạt tử hình. Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ về đặc

điểm tâm lý của đối tượng này, việc áp dụng hình phạt tử hình đối với họ là không thỏa đáng.

Về mặt nhận thức, các bệnh nhân thiểu trí có nhận thức rất hạn chế so với những người không mắc bệnh. Họ không nhận thức được đầy đủ bản chất xã hội của hành vi mình thực hiện. Mặt khác, khả năng điều chỉnh hành vi của họ cũng bị hạn chế. Vì vậy, xã hội cần thể hiện trách nhiệm đối với các đối tượng này khi họ có hành vi lệch lạc. Việc tử hình các đối tượng này có phần vô nhân đạo và không cần thiết. Trong Bộ luật Hồng Đức đã từng có quy định, không tử hình đối với những người bị “ác tật”, cũng có thể hiểu là bao gồm cả những người bị bệnh tâm thần. Ở Hoa Kỳ trước kia, hình phạt tử hình vẫn duy trì đối với các bệnh nhân thiểu trí, nếu họ xứng đáng bị tử hình. Tuy nhiên, gần đây Tòa án tối cao liên bang đã đưa ra 1 phán quyết là đối với các bệnh nhân thiểu trí phạm tội thì hình phạt tử hình sẽ được loại trừ. Theo phán quyết này, những người có chỉ số thông minh (IQ) thấp hơn 70, không có khả năng giao tiếp và tự lo cho bản thân được xem là mắc bệnh thiểu trí và không bị áp dụng hình phạt tử hình khi phạm tội. Qui định này là tiến bộ và pháp luật Việt Nam hiện hành nên nghiên cứu để bổ sung qui định vào Điều 35 BLHS nhằm mở rộng đối tượng không bị áp dụng hình phạt tử hình.

Thứ hai, thu hẹp dần phạm vi áp dụng, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình.

Với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ý thức chấp hành pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao thì việc thu hẹp dần phạm vi áp dụng, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình là một xu thế tất yếu. Theo Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp), trong điều kiện hiện nay, chỉ nên áp dụng hình phạt tử hình đối với một số tội phạm thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng như khủng bố, giết người, cướp của mà làm chết người,... còn đối với các loại tội phạm khác thì mức phạt cao nhất là tù chung thân cũng là thích đáng. Vì vậy, tác giả xin được đề xuất nên chăng trong thời gian tới, cần bãi bỏ hơn nữa hình phạt tử hình đối với một số tội phạm như các tội phạm về kinh tế, chỉ nên áp dụng hình phạt tử hình đối với một số tội phạm thuộc loại

đặc biệt nghiêm trọng như khủng bố, giết người, cướp của mà làm chết người,...nhằm phù hợp với tinh thần nhân đạo của pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam về thi hành hình phạt tử hình so sánh với một số nước trên thế giới (Trang 68 - 70)

w