Chế định thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố tụng hình sự của Cộng hòa Liên bang Nga

Một phần của tài liệu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam về thi hành hình phạt tử hình so sánh với một số nước trên thế giới (Trang 44 - 47)

hình sự của Cộng hòa Liên bang Nga

Theo quy định của BLHS nước Cộng hòa Liên Bang Nga, hình phạt tử hình chỉ có thể áp dụng với các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm tính

mạng. Tuy nhiên, trên thực tế trong BLHS của nước này, hiện chỉ còn quy định một tội danh có thể bị kết án tử hình là tội giết người.

1.3.3.1. Hình thức thi hành hình phạt tử hình

Về hình thức thi hành hình phạt tử hình, Điều 186 của Bộ luật Thi hành án hình sự Cộng hòa Liên Bang Nga quy định: “Tử hình được thi hành bằng cách xử bắn không công khai” [6, Tr 179].

Như vậy, có thể thấy hình thức thi hành bằng cách tiêm thuốc độc trong pháp luật thi hành án hình sự ở nước ta là tiến bộ, nhân đạo hơn hình thức xử bắn ở Cộng Hòa Liên Bang Nga. Tuy nhiên, so với pháp luật nước ta và cả một số nước đã phân tích ở trên ta thấy quy định này có ưu điểm nổi bật ở chỗ Bộ luật Thi hành án hình sự Liên Bang Nga trực tiếp quy định hoạt động thi hành án được diễn ra dưới hình thức công khai. Đây là một quy định tiến bộ nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng, nghiêm minh của pháp luật trong hoạt động thi hành hình phạt tử hình.

1.3.3.2. Trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình

Thứ nhất, về trình tự gửi đơn xin ân giảm và xét đơn xin ân giảm; giống như pháp luật nước ta, pháp luật Thi hành án hình sự Liên Bang Nga không quy định thời hạn xét đơn xin ân giảm của Tổng thống. Khoản 2- Điều 184, Bộ luật Thi hành án hình sự Liên Bang Nga quy định: "Trường hợp người bị kết án tử hình gửi đơn xin ân giảm, bản án tử hình phải hoãn thi hành cho đến khi có quyết định của Tổng thống Liên bang Nga” [6, Tr.176]. Đây là một điều bất hợp lý trong nhiều trường hợp có thể gây đình trệ công tác thi hành án tử hình.

Thứ hai, về các cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình, Điều 186, Bộ luật Thi hành án hình sự Liên bang Nga quy định: "Hình phạt tử hình được thi hành với sự có mặt của công tố viên, đại diện trại giam nơi thi hành hình phạt tử hình và bác sĩ” [6, Tr 179]. Như vậy, nếu Luật Thi hành án hình sự nước ta quy định nhiệm vụ thi hành án tử hình thuộc về Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan Công an thì Bộ luật Thi hành án hình sự Liên Bang Nga lại quy định nhiệm vụ này thuộc về công tố viên, đại diện trại giam nơi thi hành án và bác sỹ (tương ứng với Viện kiểm sát, cơ quan Công an và bác sỹ ở Việt Nam). Có thể thấy việc quy định nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình của các

cơ quan này mang tính chuyên trách hơn.

Thứ ba, khác với quy định tại LTHAHS nước ta, pháp luật THAHS Liên Bang Nga không cho phép thân nhân người bị kết án xin nhận hài cốt, tử thi.iĐiều 186, Bộ luật Thi hành án hình sự Liên bang Nga quy định: "Chính quyền cơ quan nơi thi hành án tử hình có trách nhiệm thông báo về việc thi hành án cho Tòa án đã ra bản án tử hình và thân nhân người bị kết án. Thi thểnngười bị kết án không được trao trả và nơi chôn cấticủa người đó cũng không được thông báo" [6, Tr 179]. Có thể nói, ưu điểm của quy định này là tránh trường hợp ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến tâm lý của người dân trong quá trình nhận xác và tổ chức mai táng. Tuy nhiên, công bằng mà nói,về vấn đề này các quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam mang tính nhân đạo hơn.

Như vậy, do tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, truyền thống văn hóa và trình độ lập pháp ở mỗi nước khác nhau nên chế định pháp luật nói chung, chế định thi hành hình phạt tử hình nói riêng ở mỗi quốc gia có sự khác nhau. Tuy nhiên, việc tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam; đồng thời so sánh, đối chiếu với các quy định tương ứng trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới có vai trò là tài liệu tham khảo quan trọng trong việc góp phần hoàn thiện các quy định về thi hành hình phạt tử hình ở nước ta. Vậy nước ta nên tiếp thu những ưu điểm gì trong các quy định của pháp luật thi hành án hình sự nước ngoài về thi hành hình phạt tử hình và rút ra

những kinh nghiệm gì trong công tác xây dựng và hoàn thiện chế định thi hành án tử hình? Đây chính là nhiệm vụ đặt ra đối với các nhà làm luật ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam về thi hành hình phạt tử hình so sánh với một số nước trên thế giới (Trang 44 - 47)

w