0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Chế định thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố tụng hình sự của Vương quốc Nhật Bản

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH SO SÁNH VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Trang 41 -44 )

hình sự của Vương quốc Nhật Bản

Nếu như các nước khác chế định thi hành hình phạt tử hình được thể hiện trong Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự thì Lào, Nhật Bản lại quy định vấn đề này trong Bộ luật hình sự.

Hiện nay, ở Nhật Bản, BLHS quy định 17 tội danh có thể bị kết án tử hình, bao gồm: tội cầm đầu cuộc nổi loạn, tội gây chiến tranh xâm lược; tội giúp sức cho kẻ địch; tội hủy hoại cơ cấu dân cư; tội phá hủy các công trình, phương tiện công cộng bằng cách gây lũ lụt; tội phá hủy đường xe lửa dẫn đến làm chết người; tội ngộ sát bằng phương tiện giao thông; tội bỏ chất độc vào đường ống dẫn nước chính; tội giết người; tội cướp gây chết người; tội hiếp dâm trong quá trình cướp gây chết người; tội sử dụng chất nổ trái phép; tội đấu (kiếm, súng,…); tội ngộ sát do làm rơi máy bay; tội giết con tin.

1.3.2.1. Hình thức thi hành hình phạt tử hình

Nếu như pháp luật của nước ta quy định hình phạt tử hình được thi hành bằng cách tiêm thuốc độc trong LTHAHS năm 2010 thì Vương Quốc Nhật Bản lại quy địnhitại Điều 11 của BLHS như sau:

“1. Hình phạt tử hình được thi hành bằng cách treo cổ người bị kết án tại nhà tù;

2. Người bị kết án bị giam giữ ở nhà tù cho đến khi hình phạt được thi hành” [5, Tr 10].

Như vậy, khác với nước ta, hình thức thi hành hình phạt tử hình được quy định trong BLTTHS và LTHAHS thì Nhật bản lại quy định vấn đề này trong

BLHS. Giống Nhật Bản, Lào cũng quy định chế định này trong BLHS nước mình. Bên cạnh đó, hình thức thi hành hình phạt tử hình ở Nhật Bản bằng cách treo cổ tuy đỡ tốn kém về chi phí hơn so với thi hành bằng hình thức tiêm thuốc độc ở Việt Nam, nhưng nó bộc lộ rõ hạn chế ở chỗ thiếu tính nhân đạo, gây đau đớn cho người bị thi hành án. Đây là một trong những cách thức thi hành hình phạt tử hình được coi là dã man đang bị thế giới lên án. Theo quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng Nhật Bản rất cần thiết phải thay đổi các quy định về hình thức thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự nhằm đảm bảo nguyên tắc nhân đạo của pháp luật và phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại.

1.3.2.2. Trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình

Thứ nhất, về việc ra quyết định thi hành hình phạt tử hình, khác với pháp luật thi hành án hình sự nước ta, Điều 475 BLTTHS Nhật Bản quy định:

1. Hình phạt tử hình được thi hành theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

2. Lệnh nói tại khoản 1 trên đây được ban hành trong sáu tháng kể từ ngày bản án án có hiệu lực pháp luật.Tuy vậy, trong trường hợp có yêu cầu phục hồi quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm hoặc yêu cầu tái thẩm hoặc giám đốc thẩm hoặc có đơn hay đề nghị xin ân xá, thì thời hạn để kết thúc thủ tục đó và thời hạn bản án được tuyên đối với các bị cáo sẽ không được tính vào thời hạn nói trên” [8, Tr 351].

Nếu như trong LTHAHS của Việt Nam việc ra quyết định thi hành án tử hình thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân đã xét xử sơ thẩm thông qua hình thức ra quyết định thì BLHS Nhật Bản lại quy định thẩm quyền này thuộc về Bộ trưởng Bộ Tư pháp thông qua hình thức ban hành Lệnh, trong khi đó BLTTHS Nhật Bản lại quy định thẩm quyền này thuộc về Viện công tố. Mặt khác, thời điểm ra quyết định thi hành án trong BLHS Nhật Bản là 06 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Còn BLTTHS và LTHAHS của nước ta lại quy định thời điểm ra quyết định thi hành án là sau khi bản án đã có hiệu lực pháp luật mà Chánh án TANDTC, Viện trưởng

VKSNDTC không ra quyết định kháng nghị, Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình (người bị kết án viết đơn xin ân giảm).

Thứ hai, về việc lập biên bản thi hành án tử hình, nếu như trong pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trách nhiệm lập biên bản thi hành hình phạt tử hình được giao cho Hội đồng thi hành án thì ở Nhật Bản trách nhiệm đó lại thuộc về sỹ quan trợ lý công tố viên. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước ở mỗi quốc gia là khác nhau.

Thứ ba, về các trường hợp hoãn thi hành hình phạt tử hình được quy định tại Điều 479, Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản:

“1. Nếu người bị kết án tử hình đang ở trong tình trạng rối loạn thần kinh thì việc thi hành án sẽ được hoãn theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

2. Nếu phụ nữ bị kết án tử hình đang có thai thì việc thi hành án sẽ được hoãn theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

3.iKhi việc thi hành án tử hình đã được hoãn theo quy định tại khoản 1 và 2 trên đây thì hình phạt tử hình sẽ không được thi hành trừ phiicó lệnhicủa Bộ trưởng Bộ Tư pháp được ra sau khi hồi phục tình trạng rối loạn thần kinh hoặc sau khi sinh con.

4. Quy định của khoản 2,bĐiều 475 được áp dụng với những thay đổi tương ứng, đối với lệnh nói tại khoản 3 trên đây. Trong trường hợp này,"ngày bản án có hiệu lực pháp luật”inói trong điều này có nghĩa làingàyihồiiphục tình trạng rối loạn thần kinh hoặc ngày sau khi sinh con” [8, Tr 353].

So với quy định tương ứng trong LTHAHS nước ta, quy định này có ưu điểm là làm rõ các trường hợp hoãn thi hành án tử hình.Tuy nhiên, nó vẫn bộc lộ một số hạn chế so với pháp luật THAHS của nước ta là chưa thể hiện được tính nhân đạo trong việc hoãn thi hành án tử hình đối với phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Như vậy, trình tự thủ tục thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự của Nhật Bản là khá chi tiết và chặt chẽ, tuy nhiên chưa đảm bảo được

nguyên tắc nhân đạo của pháp luật trong việc áp dụng hình thức thi hành hình phạt tử hình bằng cách treo cổ.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH SO SÁNH VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Trang 41 -44 )

×