Hình thức thi hành hình phạt tử hình

Một phần của tài liệu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam về thi hành hình phạt tử hình so sánh với một số nước trên thế giới (Trang 37 - 41)

Nếu như Luật Thi hành án hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam chỉ quy định hình thức thi hành hình phạt tử hình duy nhất là tiêm thuốc độc thì pháp luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lại cho phép lựa chọn các hình thức thi hành hình phạt tử hình khác nhau, nhưng

phổ biến là hình thức xử bắn và tiêm thuốc độc. Đây là một quy định mở tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ thi hành án tử hình một cách nhanh chóng, linh hoạt hơn.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn hình thức thi hành án tử hình của cơ quan làm nhiệm vụ thi hành án này cũng phải tuân thủ theo những điều kiện nhất định trong Điều 344 Bộ Luật Tố tụng hình sự Trung Hoa:

Việc tử hình được thi hành bằng cách xử bắn hoặc tiêm thuốc độc. Nếu chọn phương pháp tiêm thuốc độc để thi hành án tử hình thì phải thi hành ở những nơi chỉ định hoặc trong trại giam. Trình tự cụ thể phải dựa theo các quy định của pháp luật.

Nếu chọn các phương pháp khác, ngoài xử bắn, tiêm thuốc ra để thi hành án tử hình thì trước đó phải báo cáo xin Tòa án nhân dân tối cao phê chuẩn” [9, Tr 205].

Việc quy định điều kiện lựa chọn áp dụng hình thức thi hành hình phạt tử hình cho thấy nhà làm luật đã dự liệu các trường hợp áp dụng hình thức thi hành án tử hình một cách tùy tiện của cán bộ thi hành án. Đây cũng là một điểm tiến bộ trong pháp luật tố tụng hình sự Trung Quốc về chế định thi hành hình phạt tử hình mà chúng ta cần nghiên cứu. Tuy nhiên, so với quy định tương ứng trong pháp luật thi hành án hình sự của Việt Nam thì quy định này của Trung Hoa còn bộc lộ một số hạn chế, bởi việc quy định cơ quan thi hành hình phạt tử hình có quyền lựa chọn hình thức áp dụng sẽ có khả năng dẫn đến hiện tượng áp dụng tùy tiện nếu như các cơ quan quan cấp trên không quản lý quá trình thi hành án một cách triệt để, không đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật và sự bình đẳng giữa những người chấp hành án.

1.3.1.2. Trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình

Thứ nhất, về cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình. Nếu như BLTTHS năm 2003 và LTHAHS năm 2010 của nước Cộng hòa XHCN Việt nam quy định nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình thuộc về ba cơ quan: Tòa án, Viện kiểm sát, Công an thì pháp luật tố tụng hình sự của Nước

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lại quy định nhiệm vụ này được giao cho Tòa án. TạijĐiều 154 BLTTHS của Cộng hòainhân dân Trung Hoa quyiđịnh:

"Tòa áninhânidân cấp dưới phải thiihành án tử hình nộiitrong bảy ngày

kể từ nhận được lệnh của Tòa án nhân dân tốiicao” [9, Tr 110].

Điều 155 BLTTHS quy định: "Trướcikhi thi hành án tử hình, Tòa án nhân dânphải báo để Viện Kiểm sát nhân dân ngang cấp cử nhân viên

đến giám sát việc thi hành” [9, Tr 111].

Có thể thấy, nét nổi bật trong công tác thi hành án trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam thông qua quy định này là các cơ quan thực hiện nhiệm vụ thi hành án có sự phối hợp chủ yếu theo chiều ngang (Tòa án, Viện kiểm sát, Công an); còn trong pháp luật tố tụng hình sự Trung Hoa, các cơ quan được thực hiện công tác thi hành án tử hình có sự phối hợp theo chiều dọc. So với quy định tương ứng trong pháp luật thi hành án hình sự của Việt Nam, việc giao nhiệm vụ cho một cơ quan duy nhất là Tòa án có ưu điểm là đảm bảo sự thống nhất trong quá trình tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, nó còn tồn tại một hạn chế là các cán bộ Tòa án phải thực hiện trọng trách quá lớn mà chức năng cơ bản của Tòa án là xét xử.

Thứ hai, về việc ra quyết định thi hành án, nếu như trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nhiệm vụ này được giao cho Chánh án Tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã xét xử sơ thẩm thì pháp luật tố tụng hình sự của Trung Hoa lại quy định nhiệm vụ này thuộc về Chánh án TANDTC thông qua việc ký lệnh thi hành những bản án tử hình mà mình đã xét xử, phê chuẩn. So với quy định tương ứng trong pháp luật tố tụng hình sự nước ta thì quy định này bộc lộ một bất cập là TANDTC sẽ mang những trọng trách quá nặng, hơn nữa Chánh án TANDTC không thể nắm rõ những điều kiện thi hành ở một địa phương bằng Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh để từ đó, lựa chọn hình thức thi hành hình phạt tử hình phù hợp nhất.

Thứ ba, về thủ tục lập biên bản việc thi hành hình phạt tử hình,Điều 154 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định:

“Sau khi thi hành xong án tử hình, thư ký phải ghi thành biên bản ngay tại pháp trường,Tòa án nhân dân có thẩm quyền thi hành án tử hình phảiibáo cáo tình hình thi hành án lên Tòa án nhân dân tối cao” [9, Tr 110].

Giốnginhưiquyiđịnh tương ứng trong LTHAHS Việt Nam, sau khi lập biên bản thi hành án tử hình phải báo cáo lên Chánh án TANDTC nhằm đảm bảo cho quá trình thi hành hình phạt tử hình được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ. Tuy nhiên, khác với pháp luật THAHS Việt Nam là trách nhiệm lập biên bản thuộc về Hội đồng thi hành án thì pháp luật tố tụng hình sự Trung Hoa lại quy định trách nhiệm này thuộc về thư ký Tòa án. Sự khác nhau này là xuất phát từ quy định cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình ở mỗi nước là khác nhau.

Thứ tư, về vấn đề xin nhận hài cốt, tử thi của người bị thi hành án tử hình, tại Điều 154 BLTTHS Trung Hoa quy định: “Sau khi thi hành xong án tử hình, Tòa án nhân dân có thẩm quyềnithiihànhián tử hình phải báo cho gia đình phạm nhân biết” [9, Tr 110]. Cũng giống như pháp luật Việt Nam, pháp luật Tố tụng hình sự Trung Hoa cho phép thân nhân người bị kết án tử hình nhận hài cốt, tử thi của người bị thi hành án. Tuy nhiên, pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam quy định trình tự, thủ tục để được nhận chặt chẽ hơn. Đây là một quy định tiến bộ, mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc.

Thứ năm, về các trường hợp hoãn thi hành án tử hình, Điều 341, Chương Giải thích của TANDTC về một số vấn đề chấp hành luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 8-9-1998 quy định:

“ Tòa án nhân dân cấp dưới sau khi nhận lệnh thi hành án tử hình, nếu phát hiện có một trong những tình tiết sau đây, phải ngừng việc thi hành và lập tức báo cáo với Tòa án nhân dân đã phê chuẩn tử hình, để Tòa án nhân dân phê chuẩn tử hình ra quyết định:

1. Trước khi thi hành, phát hiện việc phán quyết có khả năng mắc sai lầm; 2. Trước khi thi hành, tội phạm khai báo sự thật quan trọng hoặc có biểu hiện lập công lớn khác, có thể cần thay đổi phán quyết;

So với quy định tại Điều 58, LTHAHS năm 2010 thì các trường hợp hoãn thi hành án tử hình trong pháp luật Việt Nam có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả trường hợp có lý do bất khả kháng và phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Như vậy, có thể thấy, quy định của pháp luật Việt Nam mang tính nhân đạo hơn.Tuy nhiên, không thể phủ nhận ưu điểm nổi bật của pháp luật Tố tụng hình sự Trung Hoa trong quy định này là các trường hợp hoãn thi hành án tử hình được quy định một cách cụ thể, dễ áp dụng hơn pháp luật nước ta.

Một phần của tài liệu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam về thi hành hình phạt tử hình so sánh với một số nước trên thế giới (Trang 37 - 41)

w