Hoàn thiện Luật thi hành án hình sự, một số nghị định hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp lý khác liên quan đến vấn đề th

Một phần của tài liệu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam về thi hành hình phạt tử hình so sánh với một số nước trên thế giới (Trang 72 - 74)

hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp lý khác liên quan đến vấn đề thi hành hình phạt tử hình

Sự ra đời của LTHAHS năm 2010 tạo ra bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển của pháp luật hình sự nói chung, pháp luật tố tụng hình sự nói riêng. Nổi bật trong đó là quy định về việc thi hành án tử hình đối với tử tù sẽ được thực hiện bằng hình thức tiêm thuốc độc thay vì xử bắn như trước đây. Không những vậy, theo luật mới, trước khi thi hành án, thân nhân của tử tù được gửi đơn đến chánh án tòa án đã xét xử sơ thẩm đề nghị nhận tử thi về mai táng. Đây là một quy định hết sức nhân đạo và khoan hồng của nhà nước ta đối với tử tù.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt quy định pháp luật mới này của Nhà nước, cần phải có giải pháp nhằm hoàn thiện nó, bao gồm:

Thứ nhất, Chính phủ, Bộ công an và các bộ ngành cần sửa đổi, bổ sung Nghị định 82/2011/NĐ-CP về việc hướng dẫn thi hành hình phạt tử hình sao cho phù hợp với thực tiễn về vấn đề quy định loại thuốc sử dụng để thi hành án tử hình. Theo quy định tại Nghị định 82/2011/NĐ-CP loại thuốc được sử dụng để thi hành hình phạt tử hình gồm ba loại thuốc: Sodium thiopental (thuốc gây mê), Pancuronium bromide(thuốc tê liệt cơ bắp), Potassium chloride (làm tim ngừng hoạt động). Loại thuốc này được nhập từ nước ngoài.

Nhưng một thực tế bất cập xảy ra như đã phân tích ở trên là hiện nay nước ta không nhập được từ nước ngoài vì nước bạn không chấp nhận mục đích bán thuốc cho tử hình người phạm tội vì nguyên tắc nhân đạo cũng như xu hướng xóa bỏ hình phạt tử hình hiện nay. Thống kê, đến thời điểm này, còn 532 bị án tử hình chưa thi hành do phải chờ nguồn thuốc độc. Vì vậy, tác giả xin đề xuất quan điểm nên chăng sửa đổi việc quy định loại thuốc được hành hình phạt tử hình mà Việt Nam có thể tự sản xuất được thuốc thi hành án tử hình. Để có thể đề ra các quy định phù hợp với thực tế Việt Nam, cần tổ chức nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm thực tiễn tiêm thuốc độc trong thi hành án tử hình ở các nước bạn như Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ… để thấy rõ các thành công, thất bại trong thực tiễn áp dụng hình thức này ở các nước bạn. Từ đó đề ra các quy định pháp luật phù hợp với Việt Nam.

Thứ hai, cần ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật THAHS năm 2010 về việc quy định chi tiết các trường hợp hoãn thi hành hình phạt tử hình. Theo quy định tại Điều 58. Luật Thi hành án hình sự năm 2010:

“1. Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình trong các trường hợp sau:

a) Người bị kết án thuộc trường hợp quy đinh tại Điều 35 của Bộ luật hình sự;

b) Có lý do bất khả kháng;

c) Ngay trước khi thi hành án người chấp hành án khai báo những tình tiết mới về tội phạm” [21, Tr 71].

Trường hợp hoãn thi hành án tử hình quy định tại điểm a, khoản 1- Điều 58 của LTHAHS năm 2010 là hoàn toàn rõ ràng, phù hợp với BLHS, nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự Việt nam và tình hình thực tiễn ở nước ta. Tuy nhiên, quy định trường hợp hoãn thi hành án tại điểm b và điểm c, khoản 1- Điều 58 LTHAHS là chưa thực sự rõ ràng, cụ thể trong một số trường hợp khó áp dụng. Theo quan điểm cá nhân tôi, cần thiết phải ban hành nghị định hướng dẫn chi tiết các trường hợp hoãn thi hành hình phạt tử hình ở điểm b,c- Khoản 1, Điều 58 LTHAHS theo hướng sau:

Đối với điểm b, quy định cụ thể các sự kiện bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn,…

Đối với điểm c, khoản 1 - Điều 58 cần sửa đổi, bổ sung theo hướng sau: Người bị thi hành án tử hình tự thú những tội phạm nghiêm trọng khác của mình mà xét thấy những việc ấy cần điều tra, xác minh thêm để kết luận.

Người bị thi hành hình phạt tử hình tố giác tội phạm của người khác mà xét thấy những việc đó có tính chất nghiêm trọng, và việc điều tra, kết luận nhất thiết phải có mặt người bi thi hành án tử hình.

Người bị thi hành hình phạt tử hình kêu oan mà xét thấy việc đó có thể có căn cứ.

Đồng thời, Hội đồng thi hành án không tạm hoãn thi hành hình phạt tử hình khi: người bị thi hành hình phạt tử hình kêu oan hoặc khai ra các tội phạm khác của họ mà xét thấy không có căn cứ hoặc không nghiêm trọng hoặc đã được cơ quan Công an, Tòa án, viện kiểm sát xét đến trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; người bị thi hành hình phạt tử hình tố giác tội phạm của người khác mà xét thấy việc điều tra tội phạm đó không cần phải có mặt của người bị thi hành hình phạt tử hình.

Thứ ba, cần ban hành văn bản pháp luật dưới luật quy định cụ thể về nhiệm vụ, vai trò của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền trong việc hướng dẫn người bị kết án viết đơn xin ân giảm án tử hình đúng thể thức; trách nhiệm của các cá nhân và cơ quan được giao nhiệm vụ xác định căn cước người bị kết án tử hình. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Một phần của tài liệu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam về thi hành hình phạt tử hình so sánh với một số nước trên thế giới (Trang 72 - 74)

w