Thực tiễn thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay 21.1.1 Thực tiễn xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành

Một phần của tài liệu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam về thi hành hình phạt tử hình so sánh với một số nước trên thế giới (Trang 47 - 50)

21.1.1. Thực tiễn xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành

Theo số liệu thống kê của VKSNDTC, từ khi bản án có hiệu lực pháp luật cho đến khi Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị thông thường bốn tháng trở lên, cá biệt có trường hợp như việc gửi hồ sơ vụ án về TANDTC, gửi bản án cho VKSNDTC chậm, phải nghiên cứu trả lời đơn khiếu nại của người bị kết án, có sai sót trong việc xác định căn cước của người bị kết án, nên phải có thời gian xác minh. Nghiên cứu tình hình xem xét bản án trước khi đưa ra thi hành từ năm 1993 đến nay cho thấy, ngoài một số vụ bị kháng cáo theo thủ tục giám đốc thẩm như vụ Huỳnh Văn Nam phạm tội giết người, cướp tài sản ở tỉnh Đồng Nai bị kết án tử hình, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, nhưng bị Quyết định số 01/QĐ-HĐTP ngày 31-8-1998 của Hội đồng thẩm phán TANDTC bác kháng

nghị; vụ Vũ Văn Vụ (trong bản ghi là Vũ Khắc Vụ, Vũ Đức Vụ) phạm tội giết người, cướp tài sản, trộm cắp tài sản của công dân bị kết án tử hình ở Quảng Ninh, đã bị Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để sửa tên bị cáo. Số bản án còn lại Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC đều không ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Trong công tác nghiên cứu bản án tử hình đã có hiệu lực pháp luật để giúp Chánh án TANDTC ra quyết định không kháng nghị, Ban thư ký TA NDTC đã phát hiện nhiều trường hợp sai sót về căn cước, lý lịch của người bị kết án tử hình được thể hiện trong hồ sơ vụ án chủ yếu về: Họ, tên của người bị kết án, năm sinh của người bị kết án được thể hiện trong hồ sơ vụ án; địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú và đăng ký tạm trú của người bị kết án; họ, tên bố mẹ của người bị kết án.

Theo số liệu thống kê của Ban Thư ký TANDTC, trong những năm gần đây, số trường hợp bị kết án tử hình sau khi bản án đã có hiệu lực pháp luật phải xác minh về căn cước, lý lịch ngày càng tăng, cụ thể như sau:

Năm Số trường hợp phải xác minh Số trường hợp trìnhChủ tịch nước

1997 10 120 1998 25 120 1999 58 184 2000 60 158 2001 80 165 2002 72 184 2003 70 195 2004 82 201 2005 10 142 2006 36 130 2007 68 194 2008 70 169 2009 90 176 2010 82 194 2011 76 189 2012 89 190

(Nguồn: Ban thư ký Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp,

Về việc xin ân giảm án tử hình, theo số liệu của VKSNDTC, có khoảng 90% số người bị kết án có đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm; số còn lại không viết đơn xin ân giảm hoặc chỉ có đơn kêu oan; có trường hợp người bị kết án vừa có đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước, vừa có đơn gửi Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC xem xét lại bản án hoặc kêu oan.

Về việc thực hiện thời hạn viết đơn xin ân giảm, mặc dù theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự hiện hành và phần cuối của bản án có áp dụng hình phạt tử hình thường đều ghi rõ: “Trong vòng 07 ngày bị cáo có quyền làm đơn xin ân giảm gửi Chủ tịch nước”, nhưng trên thực tế vẫn còn những trường hợp người bị kết án viết đơn xin ân giảm gửi Chủ tịch nước ngoài thời hạn pháp luật quy định. Trong thời gian qua, khi xem xét đơn xin ân giảm của người bị kết án gửi Chủ tịch nước, có những đơn viết sau khi đã hết thời hạn theo quy định của pháp luật nhưng vẫn được Chánh án TANDTC trình Chủ tịch nước chấp thuận vì những lý do khách quan chính đáng mà người bị kết án tử hình viết đơn chậm lại. Tuy nhiên, có những trường hợp người bị kết án viết đơn xin ân giảm không đúng thời hạn luật định vì những lý do chủ quan, không chính đáng nên không được các cơ quan hữu quan chấp thuận. Đối với những trường hợp này, Chủ tịch nước không xét đơn và trả hồ sơ vụ án lại cho Chánh án TANDTC để giải quyết theo thẩm quyền.

Nghiên cứu tình hình xem xét đơn xin ân giảm của người bị kết án cho thấy, có rất ít trường hợp nào người bị kết án viết tên gọi của đơn xin ân giảm đúng theo quy định tại Điều 258, BLTTHS là “Đơn xin ân giảm”, mà có tới 98% ghi là “Đơn xin tha tội chết” hoặc “Đơn xin ân giảm án tử hình”, “Đơn kêu oan và xin tha tội chết”… Chính vì vậy, sự trình bày nội dung trong đơn của người bị kết án cũng có sự khác nhau gây nên khó khăn cho công tác xem xét đơn xin ân giảm cho người bị kết án của các cơ quan chức năng, nhất là đối với những đơn của người bị kết án không biết chữ phải do người khác viết hộ hoặc của người nước ngoài không biết tiếng Việt phải qua dịch thuật. Ngoài ra, còn có một số trường hợp đơn xin ân giảm của người bị kết án gửi Chủ tịch nước chỉ là bản photo (đóng dấu đỏ của trại tạm giam hoặc

VKSNDTC). Theo quy định tại Thông báo số 10-TB/VB-PL ngày 25-3-1999 của Văn phòng Chủ tịch nước, thì đơn xin ân giảm gửi Chủ tịch nước phải là bản gốc, cho nên những trường hợp gửi bản photo nói trên là không đúng với quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam về thi hành hình phạt tử hình so sánh với một số nước trên thế giới (Trang 47 - 50)

w