ty cổ phần
Cho đến thời điểm hiện tại, tranh chấp trong các doanh nghiệp nói chung và TCNB trong CTCP nói riêng đang ngày càng phổ biến và dự báo sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Thực tế cho thấy mức độ của các TCNB trong CTCP cũng hết sức gay gắt. Các bên tranh chấp thường không thương lượng, hịa giải, khơng sử dụng trọng tài, chỉ ra tòa và khiếu nại hành chính (đến tận cấp cuối cùng). Đơi khi, sự can thiệp hành chính khiến mức độ tranh chấp càng thêm trầm trọng và mở rộng. Một trong các bên hoặc tất cả các bên không quan tâm đến lợi ích chung của cơng ty mà vì lợi ích của mình một cách thái quá. Hệ quả của việc này là đình trệ sản xuất, thậm chí các bên tranh chấp cịn cố tình can thiệp ngăn cản hoạt động bình thường của cơng ty, gây thiệt hại cho chính họ và các bên liên quan.
Công ty cổ phần là mơ hình rất dễ gặp phải bất ổn về tổ chức: những người quản lý công ty được yêu cầu đặt lợi ích của cơng ty cao hơn lợi ích của chính họ và hai lợi ích này có thể khơng gặp nhau. Đây là điều mà các nhà kinh tế vẫn gọi là "vấn đề đại diện": người quản lý công ty là người đại diện cho chủ sở hữu, và khi lợi ích của người đại diện được đặt lên trên, lợi ích thực sự của cơng ty sẽ bị đe dọa. Một vài cơ chế nỗ lực bằng cách này hay cách khác dung hòa các lợi ích trên nhưng sự khác biệt vẫn luôn tồn tại. Tất nhiên, các cổ đơng có thể kiểm soát đội ngũ quản lý, nhưng lợi ích của chính họ cũng có thể xung đột với lợi ích của công ty.
v ấ n đề về cổ đông không nảy sinh khi một người nắm giữ 100% cổ phần, bởi nếu làm điều gì đó sai trái: anh ta sẽ làm một việc có hại cho chính mình, và do đó trên thực tể rất hiếm khi điều này xảy ra. v ấ n đề là cổ đơng lớn có thể kiểm sốt cơng ty trong khi chỉ nắm giữ 51% cổ phần hay thậm chí là ít hơn nếu các cổ đông khác yên lặng (thường với trường hợp công ty niêm yết); nếu họ hành động đi ngược lại lợi ích của cơng ty, bản thân họ chỉ phải gánh chịu thiệt hại theo tỉ lệ phần trăm nắm giữ. Đặc biệt, trong một số trường hợp, nhờ cấu trúc tài chính kiểu kim tự tháp hoặc cổ phiếu có quyền bỏ phiếu ưu đãi, phần trăm kiểm soát lớn hơn tỷ lệ sở hữu. Thậm chí cịn có thể xấu hơn khi người đại diện cổ đông không nắm giữ cổ phần của cơng ty nhưng lại có thể hưởng thụ 100% lợi ích và khơng phải chịu bất kỳ tổn thất nào. Hiện tượng này được gọi là "vấn đề lạm dụng của cổ đông"
Nguyên nhân của những TCNB trong CTCP hiện nay phát sinh ngay từ những bước đi đầu tiên để "khai sinh" ra cơng ty. Có rất nhiều CTCP phát triển tốt có xuất phát điểm là doanh nghiệp gia đình, bạn bè, doanh nghiệp nhỏ... Lúc đầu, việc thành lập doanh nghiệp dựa trên tình cảm thân quen, bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thiết hoặc thực hiện các thủ tục này một cách hình thức. Tiêu biểu là việc điều lệ hoạt động của CTCP được soạn thảo hết sức sơ sài, chỉ đủ để qua được các yêu cầu hành chính, thậm chí các cổ đơng sáng lập cịn ký hộ nhau, các thỏa thuận quan trọng được thực hiện bằng miệng. Đen khi công ty phát triển, nhiều người trong số họ tìm cách tư lợi từ hoạt động của cơng ty, thậm chí tìm cách loại bỏ những người khác. Bên cạnh đó, khi có tranh chấp xảy ra, các bên rất ít có
thiện chí giải quyết trên cơ sở tôn trọng nhau và đặt lợi ích cơng ty lên trên
lợi ích cá nhân. Các bên liên quan hoặc không hiểu hoặc cố tình hiểu, giải thích, áp dụng luật theo hướng riêng, phục vụ lợi ích của mình.
Thời gian vừa qua, những TCNB phát sinh nhiều trong các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. Do đặc thù trước đây hoạt động trong
thời gian dài dưới sự bảo trợ của Nhà nước, đến khi được cổ phần hóa, cổ đơng cũng như người quản lý trong công ty không nhận thức được các quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật. Cụ thể là một số cổ đông không phân biệt được quyền với tư cách là cổ đông và quyền với tư cách là người lao động. Khi ĐHCĐ diễn ra khơng như mong đợi, họ tìm cách cản trở hoạt động của ĐHĐCĐ bằng những biện pháp không liên quan đến quyền cổ đông. Một hiện tượng phổ biến là khi HĐQT vi phạm điều lệ, không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao thì các cổ đông không thực hiện quyền cổ đơng của mình để thay thế HĐQT mà lại viết đon tố cáo gửi tới các cơ quan nhà nước yêu cầu can thiệp hoặc khi cơng ty có dấu hiệu vi phạm các chế độ tài chính thì cổ đơng khơng u cầu Ban kiểm soát kiểm tra mà lại yêu cầu cơ quan nhà nước kiểm tra. Đối với các cổ đông đại diện phần vốn góp của Nhà nước, họ khơng phân biệt được quyền của cổ đông với quyền quản lý hành chính nên đã can thiệp trực tiếp vào công việc quản trị nội bộ của công ty như chỉ đạo triệu tập ĐHCĐ, chỉ định việc thay thế thành viên HĐQT, Ban kiểm soát.