Giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần bằng trọng tà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông và giữa cổ đông với người quản lý công ty trong công ty cổ phần (Trang 33 - 38)

2.1.3. Giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần bằng trọng tài trọng tài

Trọng tài xuất hiện hết sức tự nhiên và là một cơ chế có tính chất ngun thủy của pháp luật, ngay cả sau khi nhà nước và pháp luật hình thành, trọng tài vẫn tiếp tục tồn tại song song với Tòa án và được xem là hình thức giải quyết tranh chấp ít mang tính nghi thức và đỡ tốn kém. Ngày nay các quan hệ kinh tế càng phát triển và phức tạp hơn, do đó các TCNB trong CTCP cũng biến đổi theo đòi hỏi phải được điều chỉnh mang tính

pháp lý cao hom. Nhưng về bản chất, hoạt động này khơng thay đổi, đó vẫn là một hình thức trong đó hai bên tham gia một TCKT mà tự họ không thể giải quyết được, nên họ thỏa thuận nhờ một bên thứ ba đứng ra phân xử. Kết thúc quá trình này tranh chấp sẽ được giải quyết bằng một phán quyết. Nói chung có thể khẳng định Trọng tài là quyền quyết định của người thứ ba đối với tranh chấp phát sinh. Cơ quan thứ ba này thường do các bên tự thỏa thuận với nhau lựa chọn ra, do đó phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm đối với các bên đương sự.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (với tư cách là trọng tài phi chính phủ) là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện ở nước ta từ những năm 60 của thế kỷ XX với sự thành lập Hội đồng trọng tài Hàng hải và Hội đồng trọng tài Ngoại thương, tuy nhiên việc áp dụng trên thực tế hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài rất hạn chế. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/CP ngày 05/9/1994 về Tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế; Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam và Quyết định số 114/TTg về mở rộng thẩm quyền giải quyết của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam. Các văn bản nêu trên là cơ sở đầu tiên và quan trọng cho hoạt động trọng tài ở Việt Nam. Tuy nhiên khung pháp lý này còn đon giản, nhiều quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo và chưa phù họp với thơng lệ quốc tế. Trước tình hình đó, ủ y ban Thường vụ Quốc hội ra Pháp lệnh trọng tài Thương mại có hiệu lực thi hành từ 01/7/2003 thay thế cho các văn bản trước đó quy định về hoạt động trọng tài.

Pháp luật thực định Việt Nam xác định TCNB trong CTCP là một trong những tranh chấp có thể được giải quyết bằng thủ tục trọng tài. Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 quy định trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại.

Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh này giải thích hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh, ữong đó có hoạt động đầu tư. Mặt khác, khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư 2005 quy định: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vơ hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Hành vi góp vốn của các cổ đông nhằm đưa tài sản vào CTCP và trở thành những đồng chủ sở hữu của công ty, xét về bản chất là hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2005. Do đó, có thể khẳng định mọi tranh chấp phát sinh giữa cổ đông và giữa cổ đông với người quản lý trong CTCP là tranh chấp thương mại. Như vậy, TCNB trong CTCP có thể giải quyết theo phương thức trọng tài theo quy định của Pháp lệnh trọng tài Thương mại 2003.

Tuy nhiên, theo Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 và Nghị định số 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh Trọng tài Thương mại thì trọng tài thương mại chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại giữa các chủ thể là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh. Quy định này có vẻ như khơng phù hợp bởi vì cùng là TCNB trong CTCP nhưng có tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thương mại, có tranh chấp lại không được giải quyết bằng thủ tục này mặc dù có sự thỏa thuận của các bên. Hơn nữa quy định này cịn khơng phù hợp với các thông lệ quốc tế và pháp luật của một số quốc gia khác.

Quy định về trọng tài trong pháp luật của Trung Quốc ghi nhận: Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc quyền sở hữu giữa các công dân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác trên cơ sở bình đẳng có thể được giải quyết bằng trọng tài [24],

Luật trọng tài Sing-ga-po năm 2001 quy định: thỏa thuận đưa vụ việc giải quyết ở trọng tài có thể bao gồm tât cả hoặc một vụ việc cụ thê

nào đó phát sinh giữa các bên mà vụ việc đó có thê phát sinh từ họp đông

Như vậy, pháp luật trọng tài các nước trên thế giới đều ghi nhận thẩm

quyền rất rộng của trọng tài thương mại, theo hướng trọng tài có thể giải

quyết mọi tranh chấp liên quan đến tài sản và tranh chấp trong các cơng ty hiển nhiên có thể được trọng tài giải quyết mà không hạn chế về chủ thể.

Phương thức giải quyết TCNB trong CTCP bằng trọng tài có một số đặc điểm chủ yếu như sau:

- Giải quyết TCNB trong CTCP bằng phương thức trọng tài dựa trên thỏa thuận của các bên tranh chấp vào thời điểm trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh. Thỏa thuận trọng tài có thể được các cổ đông ghi nhận trong điều khoản của Họp đồng góp vốn, trong Điều lệ cơng ty hoặc là một văn bản thỏa thuận riêng (còn gọi là Hiệp nghị trọng tài);

- Giống như phương thức hòa giải, phương thức giải quyết TCNB trong CTCP bằng trọng tài có sự tham gia của người thứ ba. Điểm khác nhau giữa hình thức hịa giải và hình thức trọng tài là vai trò của người thứ ba trong quá trình giải quyết tranh chấp. Trong hình thức hịa giải, trọng tài chỉ là người trung gian, vận động hòa giải nhằm giải quyết tranh chấp, còn trong phương thức trọng tài, trọng tài ngồi vai trị trung gian cịn có vai trị là người đưa ra phán quyết về vụ tranh chấp giữa các bên.

- Bản chất của trọng tài là cơ quan tài phán, tính tài phán thể hiện ở điểm trọng tài được đưa ra quyết định giải quyết vụ việc và quyết định này có tính cưỡng chế với các bên trong tranh chấp.

- Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần. Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm và có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên tranh chấp. Các bên không thể kháng cáo hay khiếu nại đối với quyết định của cơ quan trong tài đến một cơ quan nào khác.

- Hoạt động trọng tài được hồ trợ tư pháp từ phía tịa án với việc xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, áp dụng các biện pháp khân câp tạm thời,chỉ định trọng tài viên, hủy bỏ quyết định trọng tài...

- Các bên tranh chấp có thể lựa chọn nhiều hình thức trọng tài để

giải quyết tranh chấp: trọng tài vụ việc (hội đồng trọng tài do các bên thành

lập) và trọng tài thường trực (tồn tại dưới hình thức trung tâm trọng tài). Ở hình thức trọng tài thường trực các bên sử dụng các quy tắc tố tụng có sằn của trung tâm trọng tài, còn ở hình thức trọng tài vụ việc, các bên phải tự thỏa thuận quy tắc tố tụng cho riêng mình.

Trong bối cảnh hội nhập ngày nay, sự ra đời của trọng tài thương mại - một tổ chức xã hội - nghề nghiệp do các trọng tài viên thành lập trên cơ sở giấy phép của Bộ Tư pháp nhằm giải quyết các tranh chấp phát sing trong hoạt động sản xuất kinh doanh - là điều phù hợp và tất yếu. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều ưu thế so với các cơ chế giải quyết tranh chấp khác, cụ thể như sau:

- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo bí mật kỉnh doanh và uy tín nghề nghiệp cho các bên có liên quan tới vụ tranh chấp. Có được ưu điểm này là do nguyên tắc xét xử của trọng tài là xét xử bí mật, tức là khơng ai có quyền tham dự phiên họp xét xử nếu không được sự đồng ý của các bên. Trong khi đó, ngun tắc xét xử của tịa án là xét xử công khai.

- Cơ chế giải quyết bằng trọng tài thương mại có thủ tục đơn giản, đảm bảo giải quyết nhanh chóng các tranh chấp, tiết kiệm thời gian chờ đợi.

- Tố tụng trọng tài hiện nay được đánh giá là linh hoạt, bảo đảm tốt hơn quyền định đoạt của các bên, cụ thể là: tự quyết định chọn hình thức trọng tài là ad-hoc hay thể chế, tự chọn tổ chức trọng tài cũng như trọng tài viên mà mình ưa thích, thời gian, địa điểm giải quyết...

- Trọng tài thương mại không đại diện cho quyền lực nhà nước nên rất phù họp để giải quyết các tranh chấp mà các bên có quốc tịch khác nhau (Tịa án nói là được độc lập nhưng cũng dễ bị chi phối bởi quyền lợi dân tộc, do đó các bên tranh chấp có quốc tịch khác nhau thường khơng thích chọn tịa

án của nhau). Vì vậy, họ thường thích chọn trọng tài, nhất là trọng tài của nước thứ ba để đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết tranh chấp.

- Các phán quyết của trọng tài được công nhận và cho thi hành ở nước ngồi. Cơng ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các

quyết định của trọng tài nước ngoài đã quy định rằng các nước thành viên

của công ước này có nghĩa vụ cơng nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài của nước bên kia cũng là thành viên.

Những ưu điểm nêu trên sẽ ngày càng phát huy khi các CTCP hiện nay có cơ cấu cổ đơng và những người quản lý công ty không chỉ là người Việt Nam mà có cả những cổ đơng và nhà quản lý nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông và giữa cổ đông với người quản lý công ty trong công ty cổ phần (Trang 33 - 38)