Các quy định về quản lý trong công ty cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông và giữa cổ đông với người quản lý công ty trong công ty cổ phần (Trang 46 - 50)

Thời gian vừa qua, TCNB trong CTCP liên quan đến quyền quản lý

công ty xảy ra ngày càng phổ biến. Một trong những nguyên nhân của hiện

tượng này là những quy định liên quan của pháp luật vân còn nhiêu vướng mắc. Luật Doanh nghiệp 2005 đã có nhiêu quy định nhăm khăc phục những hạn chế gây ra tranh chấp này, nhưng vẫn cịn một sơ tơn tại có thê kê đên như sau:

M ột là, quyền của cổ đông phổ thông được quy định cụ thể trong

Luật Doanh nghiệp là cổ đông phổ thơng có quyền tham dự và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ và mồi cổ phần phổ thơng có một phiếu biểu quyết. Thực tế cho thấy điều lệ của nhiều CTCP quy định cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng phải sở hữu một số lượng cổ phần tối thiểu nhất định mới được tham dự họp ĐHĐCĐ. Quy định này được các cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận, như vậy có họp pháp khơng khi vi phạm quyền cơ bản của cổ đông?

Hai là, thẩm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ quy định tại Điều 97

Luật Doanh nghiệp 2005: nếu HĐQT khơng triệu tập thì Ban kiểm sốt, cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng sẽ triệu tập họp ĐHĐCĐ. Trên thực tế phát sinh một số vướng mắc khiến ĐHCĐ không thể triệu tập được. Trước hết việc HĐQT không triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên trong thời hạn quy định có bị coi là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hay không? Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ quy định trách nhiệm của chủ tịch HĐQT trong trường hợp không triệu tập ĐHĐCĐ trong khi chưa ràng buộc trách nhiệm đối với thành viên HĐQT. Trên thực tế nếu HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ thì Ban kiểm sốt mà đặc biệt là cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng có quyền khó có thể thực hiện quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ của mình bởi vì HĐQT là cơ quan quản lý con dấu và sổ đăng ký cổ đông của công ty. Như

vậy nếu khơng có sự họp tác của HĐQT thì Ban kiểm sốt cũng như cổ đơng và nhóm cổ đơng khó có thể thực hiện quyền của mình.

Ba là, quy định về việc có thể thông qua quyết định của ĐHĐCĐ

tại Điều 105 Luật Doanh nghiệp 2005 là hợp lý trong trường họp không thể triệu tập họp ĐHĐCĐ, kịp thời đáp ứng yêu cầu kinh doanh của công ty hoặc do tốn kém chi phí khơng cần thiết. Tuy vậy Luật Doanh nghiệp 2005 không quy định cụ thể về điều kiện hay hạn chế đối với những trường hợp

thông qua quyết định của ĐHĐCĐ bằng văn bản mà để HĐQT tùy ý quyết định. Điều này dẫn đến việc HĐQT có thể lạm dụng quyền của mình đối với việc thơng qua quyết định của ĐHĐCĐ bằng văn bản.

Bổn là, Điều 107 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định:

Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đông cô đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiêu lây ỷ kiên Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, thành viên HĐQT, Giám đôc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm sốt có quyền u cầu Tịa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ quyết định của Đ ại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

1. Trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ cơng ty;

2. Trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty[\A}.

Đây là quy định quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông, đồng thời tạo ra cơ chế giám sát quyền lực giữa thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát với hoạt động của ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, nếu so sánh quy định này với quy định tại Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 thì có thể thấy sự khơng thống nhất giữa hai văn bản. Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 quy định: "Trọng tài

là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại

được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy định" [18], mặt khác đối chiếu quy định tại khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 thì quyết định của ĐHĐCĐ không phải là hoạt động thương mại. Như vậy nếu cổ đông, thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát muốn yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ thì khơng thể sử dụng phương thức trọng tài. Quy

định không ăn khớp giữa Luật Doanh nghiệp 2005 và Pháp lệnh Trọng tài thương mại có thể gây phiền phức trong việc thực hiện quyền của cổ đông thành viên HĐQT, Giám đôc hoặc Tông giám đốc, Ban kiểm soát đối với quyết định của ĐHĐCĐ.

Năm là: các quy định về HĐQT trong CTCP có nhiều vấn đề đáng

chú ý cần khắc phục nhằm tránh để xảy ra tranh chấp sẽ rất khó có cơ sờ

pháp lý để giải quyết:

- Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định thành viên HĐQT là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc nguời khác có trình độ chun mơn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc theo quy định của điều lệ công ty. Vấn đề đặt ra là liệu cổ đơng là tổ chức có ít nhất 5% tổng

số cổ phần phổ thông hoặc đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì có được cử một đại diện theo ủy quyền tham gia HĐQT hay không? Trên thực tế hiện tượng này khá phổ biến, vậy việc bầu thành viên HĐQT trong trường họp này có bị coi là trái luật hay không?

- Khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: thành viên HĐQT bị miễn nhiệm, bãi nhiệm khi không tham gia các hoạt động của HĐQT trong sáu tháng liên tục, trừ trường họp bất khả kháng. Căn cứ để bãi miễn thành viên HĐQT trong trường họp này là rất khó xác định bởi HĐQT không phải là cơ quan hoạt động thường xuyên mà hoạt động thông qua các cuộc họp định kỳ hoặc bất thường.

- Điểm b khoản 4 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định chủ tịch HĐQT phải triệu tập họp HĐQT khi có đề nghị của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất năm người quản lý khác. Trong khi đó khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định người quản lý trong CTCP bao gồm: thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tông Giám đôc và các chức danh quản lý khác theo điều lệ công ty. Trường hợp điều lệ công ty không quy

định các chức danh quản lý khác thì trưởng các phịng ban, kế tốn trường giám đốc bộ phận có thể được đề nghị triệu tập họp HĐQT hay không? Giải quyết được vấn đề này sẽ làm rõ hơn quyền giám sát của cổ đông đối với hoạt động quản lý của những người quản lý trong công ty, qua đó hạn chế những xung đột và tranh chấp có thể xảy ra. Bên cạnh đó, việc làm rõ

khái niệm: "người quản lý khác" cũng cần thiết khi thực hiện quy định tại

Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2005 về việc kê khai các lợi ích liên của những người quản lý với công ty.

- Khoản 9 Điều 112 quy định: thành viên HĐQT có thể ủy quyền cho người khác dự cuộc họp của HĐQT với điều kiện người này được đa số thành viên HĐQT chấp thuận. Đây là quy định chưa thật cụ thể, có thể ảnh hưởng đến hoạt động, lợi ích của cơng ty cũng như quyền lợi cùa cổ đơng. Bởi vì, nếu HĐQT chấp thuận người được ủy quyền không phải là cổ đông của cơng ty, khơng có bằng cấp, kinh nghiệm, không quan tâm đến hoạt động của cơng ty thậm chí có mục đích chống đối với cơng ty thì các cổ đơng cũng khơng thể có căn cứ để hủy bỏ kết quả cuộc họp HĐQT đó.

- Một vấn đề khác rất đáng lưu tâm và rất có thể là nguyên nhân của TCNB trong CTCP đó là: Trong một CTCP, ĐHĐCĐ bầu ra chủ tịch HĐQT, căn cứ khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2005 thì chức danh chủ tịch HĐQT là họp pháp. Tuy nhiên nếu căn cứ quy định về quyền của ĐHĐCĐ quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Doanh nghiê-pj 2005 thì chức danh chủ tịch HĐQT nêu trên là không hợp pháp. Trường hợp xảy ra tranh chấp trong CTCP liên quan đến vấn đề này thì sẽ rất khó giải quyết.

2.3. BÌNH LUẬN MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP c ụ THẺ

TRÊN T H ự C TÉ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông và giữa cổ đông với người quản lý công ty trong công ty cổ phần (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)