KÉT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông và giữa cổ đông với người quản lý công ty trong công ty cổ phần (Trang 29 - 31)

Cơng ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đang ngày càng phổ biến trên thế giới bởi khả năng huy động vốn cao, nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Kinh tế càng phát triển thì nguy cơ rủi do trong kinh doanh càng cao, do đó CTCP là hình thức giúp người kinh doanh hạn chế được rủi ro bằng cách dầu tư vào nhiều công ty khác nhau với chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp. Cơ cấu tổ chức của CTCP có tinh thần dân chủ cao nên phát huy được trí tuệ tập thể, minh bạch trong hoạt động, có cơ chế kiểm sốt dễ dàng và hiệu quả, trong nền kinh tế thị trường thì những ưu điểm này càng được phát huy mạnh mẽ.

Tuy nhiên, mơ hình CTCP khơng phải là khơng có điểm hạn chế. Cơ chế nhiều chủ sở hữu dẫn đến tình trạng các cổ đơng không quen biết

nhau và nhiều người trong số họ khơng có kiến thức về kinh doanh, mặt khác mức độ tham gia góp vốn của họ là khác nhau, do đó mức độ ảnh hưởng đến công ty không giống nhau dẫn đến việc lạm dụng quyền của cổ đông hoặc nảy sinh tranh chấp và phân hóa lợi ích giữa các nhóm cổ đơng khác nhau, về tổ chức, tuy có cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhưng việc phân công quyền lực và chức năng của từng bộ phận để đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh và hạn chế được tranh chấp là điều không dễ dàng, các cổ đông lớn nắm phần lớn số cổ phần thường chi phối hầu như toàn bộ hoạt động của công ty. Việc khắc phục những hạn chế nêu trên phụ thuộc vào trình độ phát triển chung của nền kinh tế, trình độ dân trí, khả năng điều hành quản lý của Nhà nước và tính hồn thiện của hệ thống pháp luật.

Chương 2

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI B ộ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

Tranh chấp nội bộ đang phát sinh như là một vấn đề quan trọng trong quá trình hoạt động của CTCP. Phần lớn những người quản lý khi rơi vào những tình huống tranh chấp cụ thể đều thiếu kỹ năng và sự sẵn sàng để đương đầu với tình huống. Từ bất cứ nguyên nhân gì, mâu thuẫn trong nội bộ cơng ty có thể dẫn đến phá hủy các mối quan hệ, làm giảm năng suất làm việc và nguy hại tới vấn đề đạo đức doanh nghiệp, và trong một số những trường hợp cực đoan, nó có thể dẫn tới sự vắng mặt, phá hoại ngầm, tranh chấp, kiện tụng nhau và thậm chí là đình cơng.

Tiếp theo những khái quát về TCNB trong CTCP, ở chương này, chúng tôi tập trung làm rõ những cơ sở và cách thức giải quyết TCNB trong CTCP đồng thời, qua phân tích một vài ví dụ cụ thể, chúng tơi chỉ ra những thiếu sót của pháp luật thực định, những sai lầm khi giải quyết tranh chấp nhằm giải quyết hiệu quả TCNB trong CTCP.

2.1. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI Bộ TRONG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông và giữa cổ đông với người quản lý công ty trong công ty cổ phần (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)