Các quy định về chuyển nhượng cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông và giữa cổ đông với người quản lý công ty trong công ty cổ phần (Trang 44 - 46)

Cơng ty cổ phàn là mơ hình cơng ty mở, có khả năng thu hút vốn rất cao do khơng bị giới hạn về các điều kiện về số lượng cổ đơng và sơ lượng vốn góp. Tuy nhiên, những quy định về chun nhượng vơn góp trong CTCP vẫn còn nhiều hạn chế, gây ra sự lúng túng cho cổ đông cũng như cơ quan giải quyết tranh chấp trong quá trình áp dụng luật.

Khoản 5 Điều 84 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định về việc hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phân của cô đơng sáng lập, theo đó, trong

thời hạn ba năm kể từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đơng sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thơng của mình cho các cô đông sáng lập khác nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thơng của mình cho người khơng phải là cổ đông sáng lập nếu được sự đồng ý của ĐHĐCĐ. Như vậy quy định này muốn thực hiện đầy đủ phải hiểu rõ thế nào là cổ đông sáng lập? Khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: "Cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần" [14]. Như vậy, đối với CTCP được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước, người lao động có tham gia vào việc thơng qua bản điều lệ đầu tiên của công ty, vậy người lao động có được coi là cổ đông sáng lập hay không? Người nhận chuyển nhượng hợp pháp cổ phần phổ thơng từ cổ đơng sáng lập thì có được coi là cổ đơng sáng lập hay không? Trường hợp CTCP đã được thành lập mới có sự tham gia của một cổ đông lớn, cổ đông này sửa đổi cơ bản điều lệ của cơng ty thì có được coi là cổ đông sáng lập để thực hiện các quy định về hạn ché chuyển nhượng cổ phần hay khơng?

Ngồi ra, nếu việc chuyển nhượng cổ phần bị hạn chế bởi chính các cổ đơng cịn lại trong công ty, hoặc bản thân cơng ty gây khó khăn bằng việc khơng xác nhận sự chuyển nhượng bằng việc thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc không đăng ký lại sổ đăng ký cổ đơng thì quyền của cổ đơng nhận chuyển nhượng được giải quyết như thế nào?

Xung quanh quy định tại khoản 5 Điểu 84 Luật Doanh nghiệp 2005 cũng có ý kiến cho rằng: quy định chặt chẽ về hạn chế chuyển nhượng, trói buộc ý chí chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập vào quyết định của ĐHĐCĐ là trái với nguyên tắc tự do chuyển nhượng cổ phần, mặt khác việc cho phép chuyển nhượng cổ phần trong nội bộ các cổ đông sáng lập lại quá đề cao yểu tố cá nhân.

Cũng xung quanh việc thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Doanh nghiệp 2005 có một số vấn đề chưa được Luật Doanh nghiệp dự liệu, đó là:

- Trong quan hệ thừa kế: khi cổ đông sáng lập qua đời khi chưa hết thời hạn hạn chế chuyển nhượng cổ phần thì cổ phần của họ có được chuyển cho người thừa kế hợp pháp hay không? Nếu người thừa kế hợp pháp không phải là cổ đơng của cơng ty thì có cần ý kiến của ĐHĐCĐ hay không?

- Trong quan hệ ly hôn: khi phân chia tài sản chung là cổ phần thì người vợ hoặc chồng khơng phải là cổ đông của công ty khi nhận cổ phần có cần ĐHĐCĐ chấp thuận hay khơng?

Trong các trường họp nêu trên, đã có quy tắc luật định về quyền sở hữu đối với tài sản nhận thừa kế và tài sản chung khi ly hơn, do đó quy định cần có sự chấp thuận của ĐHĐCĐ là không hợp lý. Rõ ràng những quy định của Luật Doanh nghiệp về hạn chế chuyển nhượng không thể áp dụng trong các trường hợp này.

Một trường hợp vướng mắc khác là khi công ty mua lại cổ phần theo yêu càu của cổ đông quy định tại Điều 90 Luật Doanh nghiệp 2005: nếu cổ đông và công ty không thỏa thuận được về số lượng cổ phần sẽ mua bán thì sẽ xừ lý thế nào? Mặt khác, nếu đã thỏa thuận nhưng công ty không thực hiện việc mua cổ phần theo đúng thời hạn quy định thì chế tài như thế nào dành cho cơng ty?

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông và giữa cổ đông với người quản lý công ty trong công ty cổ phần (Trang 44 - 46)