Giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần bằng tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông và giữa cổ đông với người quản lý công ty trong công ty cổ phần (Trang 38 - 41)

tòa án

Giải quyết TCNB trong CTCP bằng tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp trên cơ sở đơn khởi kiện của một bên tranh chấp yêu cầu tịa án có thẩm quền giải quyết vụ án, tòa án sẽ xem xét vụ việc và đưa ra phán quyết theo quy định của pháp luật.

Giải quyết TCNB trong CTCP bằng con đường tịa án có một số đặc điểm như sau:

- Tòa án là cơ quan tài phán nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp và phán quyết của Tịa án có giá trị bắt buộc thi hành dựa trên sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

- Giải quyết TCNB trong CTCP bàng tịa án có thể qua hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm. Một số trường hợp bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của tòa án có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật. Điều này đảm bảo cho phán quyết của tòa án là chính xác, khách quan, đúng pháp luật.

- Nguyên tăc xét xử của tòa án là xét xử công khai, trong trường hợp cần giữ bí mật, các bên tranh chấp có thể u cầu tịa xử kín nhưng vẫn phải tuyên án công khai, Như vậy, bằng con đường tòa án các bên tranh

chấp luôn bị đặt trước nguy cơ tiết lộ thông tin gây ảnh hường đến uy tín và

hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Giải quyết TCNB trong CTCP bằng con đường tòa án phải tuân thủ triệt để những quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng, do đó các bên thường tổn nhiều thời gian theo kiện ảnh hường đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, pháp luật thực định về giải quyết tranh chấp nói chung và giải quyết những TCNB trong CTCP được ghi nhận tập trung tại Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực từ ngày 01/01/2005. So với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Bộ luật Dân sự đã có nhiều quy định mới, phù hợp, tiến bộ hơn. Nhằm khắc phục hạn chế của các quy định về phương thức trọng tài về chủ thể tranh chấp như đã nêu ở phần trên, tại điểm b, khoản 1.1 mục 1 phần I của Nghị quyết 01 ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ghi nhận: tịa án có thể giải quyết các yêu cầu về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên khơng có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận. Như vậy những TCNB trong CTCP nếu không thể giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hay trọng tài thì có thể giải quyết tại tòa án kinh tế.

Thực tế hiện nay ở Việt Nam cho thấy phần lớn TCNB trong CTCP đuợc giải quyết bằng con đường tòa án. Hiện tượng này khơng xuất phát từ lợi thế của hình thức giải quyết tranh chấp bằng tịa án so với các hình thức giải quyết tranh chấp khác mà chủ yếu từ những yếu tố khách quan tạo ra ưu thế của tòa án trong việc giải quyêt TCNB trong CTCP. Các ưu thê đó cụ thể như sau:

- Tòa án là cơ quan giải quyêt tranh châp có tính chun nghiệp và có khả năng áp dụng các biện pháp mang tính cưỡng chế nhà nước. Là cơ quan có chức năng hoạt động xét xủ, tòa án có một bộ máy phục vụ cho hoạt động của mình, có đội ngũ thẩm phán xét xử chuyên nghiệp đáp ứng được yêu cầu cơng việc, có hệ thống pháp luật tố tụng rõ ràng, áp dụng cụ thể. Bên cạnh đó, khả năng áp dụng các biện pháp cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước là rất cao.

- Người Á Đơng nói chung và người Việt Nam nói riêng ln muốn

giải quyết tranh chấp bằng con đường hịa bình và khi đã cần phải có người

đứng giữa phân xử đúng sai thì họ ln có xu hướng tin tưởng và lựa chọn tòa án với tư cách là cơ quan đại diện quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp.

- Hiện nay các phương thức giải quyết tranh chấp khác ngồi tịa án chưa tạo được niềm tin đối với các bên tranh chấp. Các quy định về thương lượng hòa giải chỉ màn tính hình thức, việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hịa giải chỉ màn tính tự phát và chưa có cơ chế cưỡng chế thực hiện đối với kết quả của quá trình thương lượng, hòa giải. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là mộ phương thức mới, có nhiều ưu điểm và lợi thế nhưng các quy định về trọng tài thương mại còn nhiều bất cập và chưa được phổ biến rộng rãi đến giới doanh nhân. Bên cạnh đó đội ngũ trọng tài viên thiếu về số lượng, yếu về chất lượng nên năng lực giải quyết cịn hạn chế.

Có thể kết luận rằng: Tòa án vẫn ỉà phương thức giải quyết TCNB trong CTCP chủ yếu ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, phương thức này đang bộ lộ nhiều điểm yếu và bị lấn át bởi phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Một ví dụ tiêu biểu là trường họp tại Công ty Đay Sài Gịn. Trong khi tình hình cơng ty đang rối loạn sau vụ "đảo chính", cả Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc và Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tơng

giám đốc Công ty đều "vác" đom đi kiện. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý cả hai vụ kiện và đưa ra những quyết định lạ lùng khiến vụ việc càng thêm rắc rối. Khi xảy ra vụ việc ông Nguyễn Văn Khảm, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty chiếm giữ một số phịng ban làm việc của cơng ty thì ơng Trần Hải Âu, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc làm đại diện CTCP Đay Sài Gòn đứng ra khởi kiện tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để yêu cầu hủy bỏ các quyết định của Đại hội cổ đông bất thường và buộc ơng Khảm trao trả ngay các phịng làm việc. Đồng thời, yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với ông Khảm. Tuy nhiên, ông Trần Hải Âu lại nhận được Quyết định áp dụng khẩn cấp tạm thời của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trớ trêu thay người yêu cầu lại là ông Nguyễn Văn Khảm. Trong trường hợp này, Tịa án đã khơng xác định đúng chủ thể có quyền khởi kiện, dẫn đến sự việc càng thêm rắc rối.

2.2. VƯỚNG MẮC TRONG TH ựC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẶT TRONG

CÔNG TY CỔ PHẦN - NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẢN TỚI TRANH CHẤP NỘI B ộ TRONG CÔNG TY CỎ PHẦN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông và giữa cổ đông với người quản lý công ty trong công ty cổ phần (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)