3.3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tự do ý chí trong giao kết hợp đồng. hợp đồng.
Tự do ý chí là một trong những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng nói riêng và của pháp luật dân sự nói chung. Thế nhƣng, trên thực tế, có khá nhiều trƣờng hợp vì nhiều lý do khác nhau mà sự tự do ý chí của chủ thể bị xâm phạm, các bên không biểu lộ đƣợc ý chí đích thực của mình cũng nhƣ không tự nguyện giao kết hợp đồng, do đó hợp đồng có tì ố. Pháp luật dân sự Việt Nam đã có những quy định điều chỉnh cần thiết về lĩnh vực này, tuy nhiên, xuất phát từ những vƣớng mắc về mặt lý luận cũng nhƣ những tranh chấp thực tế phát sinh cho thấy yêu cầu hoàn chỉnh các quy định của pháp luật về tự do ý chí trong giao kết hợp đồng là điều hết sức cấp thiết. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp hợp lý và triệt để nhằm đổi mới pháp luật về giao kết hợp đồng theo hƣớng thống nhất hóa và đồng bộ hóa, tạo cơ sở pháp lý ổn định, minh bạch và tin cậy trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội cũng nhƣ các yêu cầu của quốc tế trong việc quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.
Một là, hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng trên cơ sở tôn trọng bản chất của hợp đồng. Bản chất của hợp đồng là sự tự do thỏa thuận, thống nhất ý chí của các chủ thể nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý. Trên nền tảng của sự tự do, tự nguyện về ý chí và sự bình đẳng về địa vị pháp lý, quan hệ hợp đồng dù phát sinh trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng luôn phản ánh một bản chất thống nhất. Vì vậy, pháp luật với chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội cần phải tôn trọng bản chất khách quan của quan hệ xã hội đó. Hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng thực chất là quá trình nhận thức lại bản chất của hợp đồng. Điều đó cho phép chúng ta xây dựng một hệ thống các quy định nhất quán và phản ánh đúng bản chất khách quan của quan hệ hợp đồng, tránh những mâu thuẫn không đáng có về mặt lý luận và thực tiễn nhăm tiến tới điều chỉnh một cách phù hợp, hiệu quả đối với các quan hệ và xây dựng đƣợc một cơ sở pháp lý vững chắc, khoa học và tin cậy cho mọi chủ thể tham gia quan hệ. Tôn trọng bản chất khách quan của hợp đồng còn đòi hỏi sự tôn trọng của pháp luật đối với quyền bình đẳng và tự do ý chí của các chủ thể, hạn chế tối đa sự can thiệp không cần thiết của nhà
nƣớc vào quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa phủ nhận hoàn toàn tính trật tự công và khả năng điều chỉnh của nhà nƣớc trong các quan hệ đó.
Hai là, hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng phải nằm trong chỉnh thể đổi mới toàn bộ hệ thống pháp luật có liên quan. Xã hội bao giờ cũng tồn tại với tƣ cách là một chỉnh thể bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Các quan hệ xã hội ở mỗi lĩnh vực khác nhau lại mang những đặc thù riêng đòi hỏi pháp luật có phƣơng pháp điều chỉnh riêng. Tuy nhiên, các quan hệ này luôn này trong mỗi quan hệ qua lại, tác động, ảnh hƣởng lẫn nhau, do đó sự điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực vẫn có sự liên quan nhất định. Vì vậy việc thống nhât pháp luật về giao kết hợp đồng nhìn chung không thể nằm ngoài khả năng thống nhất tổng thể hệ thống pháp luật quốc gia. Bên cạnh đó, hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng phải đƣợc xem xét và cân nhắc trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật, ngành luật có liên quan, tránh sự chồng chéo, lặp lại, mâu thuẫn, cục bộ.
Ba là, hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng phải phù hợp với kinh tế xã hội của Việt Nam trong nền kinh tế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Pháp luật đƣợc hình thành do nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội. Chức năng của pháp luật chỉ có thể thực hiện đƣợc xây dựng phù hợp với những điều kiện cụ thể của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Do đó, một trong những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng là phải phù hợp và thích ứng với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Bốn là, xuất phát từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, xóa bỏ các rào cản pháp lý khác biệt, tạo ra môi trƣờng thông thoáng, thống nhất giữa các quốc gia đã trở thành một yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết. Trong các quan hệ quốc tế này, có thể nói quan hệ hợp đồng là một trong các quan hệ then chốt. Chính vì vậy, hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng nói chung và tự do ý chí trong giao kết hợp đồng nói riêng là hết sức cần thiêt, nhằm tạo sự đồng bộ pháp luật giữa các quốc gia, tạo nên môi trƣờng thuận lợi cho các quan hệ hợp đồng thƣơng mại. Điều này cần đƣợc nhà nƣớc chú trọng và thực hiện trong thời gian sớm nhất.