2.4. Nội dung tự do ý chí trong các quy định về điều kiện có hiệu lực và hợp đồng vô
2.4.2. Điều kiện về sự tự nguyện của chủ thể
Điều kiện này đƣợc đặt ra xuất phát từ học thuyết tự do ý chí và nguyên tắc tự do hợp đồng. Theo đó, mỗi bên chủ thể tự mình quyết định là có tham gia hay không tham gia vào hợp đồng theo nguyện vọng của cá nhân mình, mà không chịu sự chi phối hay sự tác động, can thiệp chủ quan nào từ những ngƣời khác. Một thỏa thuận chỉ đƣợc công nhận về mặt pháp lý khi nó là kết quả của sự tự nguyện thỏa thuận, thể hiện ý chí đích thực của các bên và các ý chí này phải gặp gỡ, thống nhất với nhau để tạo nên một thỏa thuận hợp pháp. Nhƣ vậy có hai yếu tố cần xem xét là ý chí và sự thể hiện ý chí ra bên ngoài, nếu thiếu một trong hai hoặc hai yếu tố đó không đồng nhất thì không thể coi là đã có sự tự nguyện thỏa thuận. Hợp đồng do chủ thể xác lập, thực hiện không tự nguyện thì có thể bị vô hiệu hoặc đƣơng nhiên vô hiệu. Trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, những khiếm khuyết chủ yếu của sự thỏa thuận cũng đã đƣợc các nhà làm luật quan tâm và dự liệu trong Bộ luật Dân sự.
Theo quan điểm của TANDTC, thì “ngƣời tham gia giao dịch (hợp đồng) hoàn toàn tự nguyện đƣợc hiểu là: các bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự do bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình, tự nguyện thoả thuận với nhau về các nội dung của giao dịch mà không bị lừa dối, đe doạ, cƣỡng ép từ phía bên kia hoặc của ngƣời khác; các bên tự nguyện thoả thuận các vấn đề nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình” [44, tr.40]. Quan điểm này cũng thể hiện đúng tinh thần của BLDS 2005 cũng nhƣ BLDS 2015. Theo qui định của BLDS 2015, hợp đồng bị coi là đƣợc xác lập thiếu yếu tố tự nguyện nếu thuộc một trong năm trƣờng hợp sau đây:
2.4.2.1. Hợp đồng giả tạo
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 124 BLDS 2015, hợp đồng giả tạo đƣợc hiểu là hợp đồng đƣợc lập ra nhƣng không phản ánh đúng bản chất của quan hệ đích thực giữa các bên, thể hiện ở việc các bên xác lập hợp đồng để che đậy một giao dịch khác hay một hành vi trái pháp luật của một hoặc các bên. Nói cách khác, hợp đồng giả tạo là hợp đồng “mà trong đó, việc thể hiện ý chí ra bên ngoài khác với ý chí nội tâm và kết quả thực hiện của các bên tham gia” [24, tr.280]. Có hai dạng hợp đồng giả tạo là “hợp đồng giả cách” và “hợp đồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ với ngƣời thứ ba”:
- Hợp đồng giả cách là hợp đồng giả tạo do các bên lập ra để che đậy một hợp đồng khác nhằm “lẩn tránh” pháp luật. Đặc trƣng cơ bản của hợp đồng giả cách thƣờng
là do có sự thông đồng giữa các bên để lập cùng một lúc hai hợp đồng (giao dịch) khác nhau: một hợp đồng (giao dịch) “thật” và một hợp đồng (giao dịch) “giả”. Hợp đồng giả cách chỉ là hình thức bên ngoài chứ không có giá trị đối với các bên. Hợp đồng thật bị che giấu đi, nhƣng đó mới là hợp đồng mà các bên muốn xác lập, thực hiện. Hợp đồng giả cách thì đƣơng nhiên vô hiệu. Hợp đồng thật có thể đƣợc công nhận, nếu tuân thủ các điều kiện do pháp luật qui định. Ví dụ: trong Bản án số 195/2012/KDTM-ST của TAND quận 10 Tp. Hồ Chí Minh ngày 07/8/2012 về vụ án: “Tranh chấp hợp đồng tặng thuê nhà”: bị đơn có ký hợp đồng thuê nhà với nguyên đơn với thời hạn 10 năm với giá thuê hàng tháng là 2400USD (tƣơng đƣơng 38.493.000đ/tháng) trong 3 năm đầu và trong 7 năm tiếp theo là 2.500USD/tháng “tuy nhiên khi ra phòng công chứng ngày 28/12/2007 đểc hứng thực hợp đồng thì đôi bên đã giảm giá thuê xuống 5.000.000đ/tháng với mục đích mà đôi bên thừa nhận nhằm giảm thuế”. Hợp đồng thuê nhà có công chứng nhƣng khai man giá trị thuê nhà là hợp đồng giả cách đƣợc lập ra nhằm che đậy hợp đồng thuê nhà thật nên đã bị Tòa tuyên xử vô hiệu do “giả tạo”. Đối với hợp đồng thuê nhà mà hai bên đã che giấu, xét thấy theo quy địnhcủa pháp luật về quản lý ngoại hối thì ngoại hối chỉ đƣợc phép lƣu hành trong hệ thống Ngân hàng, tổ chức, cá nhân đƣợc phép hoạt động ngoại hối. Chính vì vậy mọi giao dịch của cá nhân có liên quan đến tiền tệ tại Việt Nam cần phải sử dụng bằng tiền đồngViệt Nam. Tuy nhiên qua xem xét hợp đồng thuê nhà ngày 26/12/2007 đôi bên đã thoả thuận tại điều 2: “Bên B trả tiền thuê nhà cho bên A bằng đồngViệt Nam theo định kỳ03 (ba) tháng 01 (một) lần (tính vào thời điểm thanh tóan)...” nhƣ vậy việc thanh toán tiền thuê nhà giữa đôi bên là bằng tiền đồngVN nhƣng đƣợc bảo đảm giá trị bằng đồng đôla Mỹ và trên hồ sơ cũng thể hiện việc thanh toán bằng tiền đồngViệt Nam theo thời giá nên Tòa án đã bác yêu cầu phản tố của bị đơn về việc yêu cầy tuyên bố hủy hợp đồng thuê nhà của bị đơn.
- Hợp đồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ với ngƣời thứ ba là hợp đồng không có thật, do các bên thông đồng lập ra nhằm để trốn tránh nghĩa vụ phải thực hiện đối với ngƣời thứ ba. Nói cách khác, hợp đồng tƣởng tƣợng là hợp đồng mang tính hình thức, chứ các bên hoàn toàn không có ý định tạo lập nên sự ràng buộc pháp lý với nhau dựa trên nội dung của hợp đồng đó. Hợp đồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ với ngƣời thứ ba thì vô hiệu (Khoản 2, Điều 124). Chẳng hạn, trong Bản án số 109/2015/DS ngày 08/9/2015
về vụ án “Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”: nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho nguyên đơn, bị đơn đã ký văn bản thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng nhằm mục đích tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ dân sự với nguyên đơn. Văn bản thỏa thuận về tài sản riêng do bị đơn xác lập với chồng lập ngày 12/6/2012 “không có vi phạm quy định pháp luật về quy trình thực hiện công chứng nhƣng do các đƣơng sự thiết lập thỏa thuận này để né tránh thực hiện nghĩa vụ dân sự nên theo quy định tại Điều 1 của văn bản này thì thỏa thuận của các bên giao dịch bị vô hiệu”. Vì vậy, Tòa án cấp phúc thẩm nhận định “hợp đồng này là hợp đồng giả tạo”.
2.4.2.2. Hợp đồng được xác lập do nhầm lẫn
Nhầm lẫn là “sự không trùng hợp ý chí đƣợc thể hiện với mong muốn thật sự của ngƣời thể hiện ý chí” [24, tr.283]. Cụ thể, đó là việc một hoặc các bên hình dung sai về sự việc, chủ thể, đối tƣợng hoặc các nội dung của hợp đồng nên đã xác lập hợp đồng trái với ý nguyện đích thực của mình. Ví dụ: ngƣời mua bảo hiểm tƣởng là khi mua bảo hiểm thì đƣợc hƣởng tiền bảo hiểm trong mọi trƣờng hợp có rủi ro, nhƣng thực tế là điều khoản bảo hiểm đã có những loại trừ nên một số loại rủi ro sẽ không đƣợc bảo hiểm. Thực tế có nhiều dạng nhầm lẫn:
- Nhầm lẫn về bản chất
- Nhầm lẫn về chủ thể xác lập và thực hiện giao dịch - Nhầm lẫn về đối tƣợng của giao dịch
- Nhầm lẫn về giá cả, thời hạn, địa điểm, phƣơng thức thực hiện giao dịch,... Hợp đồng bị nhầm lẫn có thể bị vô hiệu. Vấn đề về giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn đƣợc quy định tại Điều 126 BLDS 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung so với Điều 131 BLDS 2005 trƣớc đây. Điều 131 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn nhƣ sau: Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong trƣờng hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì đƣợc giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này.
BLDS 2005 chỉ quy định nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự là chƣa bao quát đƣợc thực tiễn có tồn tại trƣờng hợp nhầm lẫn về chủ thể tham gia giao dịch. Đồng thời, BLDS 2005 quy định nhầm lẫn dựa trên yếu tố lỗi và còn quy định chỉ dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối khi một bên có lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn. Khắc phục hạn chế của BLDS 2005, Điều 126 BLDS 2015 quy định:
“1. Trƣờng hợp giao dịch dân sự đƣợc xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt đƣợc mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giao dịch dân sự đƣợc xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trƣờng hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt đƣợc hoặc các bên có thể khắc phục ngay đƣợc sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt đƣợc.”
Nhƣ vậy, BLDS 2015 đã quy định về nhầm lẫn nói chung, tức là bao gồm cả nhầm lẫn về nội dung lẫn chủ thể. Đồng thời, Bộ luật này quy định về nhầm lẫn chủ yếu dựa trên tiêu chí mục đích của việc xác lập giao dịch đã đạt đƣợc hay chƣa. Nếu mục đích của việc xác lập giao dịch không đạt đƣợc thì mới tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, còn nếu mục đích của việc xác lập giao dịch đã đạt đƣợc hoặc vẫn đạt đƣợc (sau khi khắc phục ngay đƣợc sự nhầm lẫn) thì giao dịch dân sự không bị vô hiệu. Quy định này là phù hợp, vừa kế thừa nội dung của BLDS 2005, vừa có sự sửa đổi, bổ sung và đảm bảo đƣợc quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia giao dịch dân sự, hạn chế việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.
2.4.2.3. Hợp đồng xác lập do bị lừa dối
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của ngƣời thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tƣợng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó (Điều 127, BLDS 2015). Biểu hiện của sự lừa dối là hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật khiến cho bên kia tin vào các thông tin đó mà xác lập hợp đồng bất lợi cho họ hoặc trái với nguyện vọng đích thực của họ.
về đối tƣợng và lừa dối về nội dung của hợp đồng. Khi xem xét hành vi lừa dối, tòa án thƣờng không chỉ dựa vào tính chất “cố ý” cung cấp thông sai sự thật của một bên mà còn dựa vào hoàn cảnh cụ thể và khả năng nhận thức, hiểu biết của bên kia so với một ngƣời có năng lực nhận thức bình thƣờng. Vấn đề có hay không có sự cố ý cung cấp thông tin sai sự thật cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Một hành vi cung cấp thông tin sai sự thật đƣợc hiểu là một bên cố ý nói cho bên kia biết những thông tin về chủ thể, đối tƣợng, nội dung của hợp đồng mà những thông tin ấy là không đúng với thực tế khách quan, nhƣng mức độ sai biệt tới đâu là lừa dối, thì có nhiều cách hiểu. Theo UNIDROIT, “một sự khoa trƣơng trong quảng cáo hoặc trong đàm phán hợp đồng chƣa tới mức bị coi là lừa dối” [8, tr.182]. Một sự im lặng thƣờng cũng không bị coi là lừa dối. Nhƣng nếu bên cung cấp thông tin có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin mà vẫn im lặng nhằm mục đích bỏ qua sự thật thì cũng bị coi là có lừa dối, hoặc chí ít cũng có lỗi làm bên kia nhầm lẫn giao kết hợp đồng. Hợp đồng giao kết do bị lừa dối có thể bị tòa án tuyên bố vô hiệu khi sự lừa dối đó “do hành vi cố ý” của một bên hoặc của ngƣời thứ ba gây ra và đó là nguyên nhân “làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tƣợng hoặc nội dung” của hợp đồng mà giao kết hợp đồng trái với nguyện vọng đích thực của họ và bên bị lừa dối yêu cầu tuyên bố giao dịch bị vô hiệu. Ví dụ, trong bản án số 26/2011/KDTM – PT ngày 08/3/2011 về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”, bị đơn có ký 2 hợp đồng tín dụng vay với Ngân hàng và đảm bảo cho khoản vay bằng việc thế chấp tài sản là nhà ở đất kèm theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng. Hợp đồng thế chấp có công chứng theo đúng trình tự thủ tục tuy nhiên “do không có chuyên môn kỹ thuật nên không thể phát hiện hành vi lừa dối tinh vi (bị đơn cố tình tráo ảnh trong chứng minh nhân dân của chồng để nhờ ngƣời ký tên giả mạo) nên công chứng viên đã ký công chứng vào hợp đồng thế chấp số nêu trên”. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định, bị đơn đã gian dối trong giao kết hợp đồng nhƣng bên bị lừa dối là nguyên đơn không yêu cầu tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu nên Tòa không có căn cứ để tuyên bố vô hiệu.
Cũng cần lƣu ý phân biệt giữa nhầm lẫn và lừa dối. Lừa dối và nhầm lẫn đều là những khiếm khuyết của sự thể hiện ý chí của các bên trong giao kết hợp đồng và đều giống nhau ở chỗ cả hai đều liên quan đến việc trình bày một cách trực tiếp hay gián tiếp về những sự việc không đúng sự thật hay không tiết lộ một sự thật. Song sự lừa dối
khác với nhầm lẫn ở chỗ: Sự nhầm lẫn vốn do ngƣời kí kết hợp đồng tự mình hiểu sai còn sự lừa dối là sự hiểu sai do đối phƣơng gây ra. Sự phân biệt giữa lừa dối và nhầm lẫn đƣợc xác định bởi tính chất và mục đích của việc trình bày gian lận của một bên. Nhầm lẫn hay lừa dối đều đƣa đến hệ quả là hợp đồng có thể bị vô hiệu do thỏa thuận không thể hiện đúng ý chí thật của các bên [40]. Tóm lại, để có thể xem một hành vi có phải là sự lừa dối trong giao kết hợp đồng hay không ngƣời ta căn cứ vào các yếu tố: Một là, phải có sự cố ý đƣa thông tin sai lệch hoặc bỏ qua sự thật của một bên; Hai là, ngƣời nghe phải không biết đến sự sai lệch đó; Ba là, ngƣời nghe đã tin vào sự sai lệch do một bên đƣa ra mà giao kết hợp đồng.
2.4.2.4. Hợp đồng xác lập do bị đe dọa, cưỡng ép
So với Điều 132 BLDS 2005, BLDS 2015 đã bổ sung hành vi cƣỡng ép và định nghĩa về hành vi này cũng giống nhƣ đe dọa, đƣợc hiểu “là hành vi cố ý của một bên hoặc ngƣời thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của ngƣời thân thích của mình” (Điều 127). Tuy nhiên, đe dọa và cƣỡng ép cũng có sự khác biệt nhất định, nếu đe dọa là tác động làm cho ngƣời bị đe dọa sợ hãi thì cƣỡng ép thƣờng là việc dựa vào hoàn cảnh đặc biệt của ngƣời xác lập để dồn ép ngƣời đó phải miễn cƣỡng tham gia giao dịch theo mục đích của ngƣời cƣỡng ép. Chẳng hạn, A muốn mua xe ô tô của B với giá rẻ nhƣng B không đồng ý bán. A đã dùng những bức