Điều kiện về chủ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do ý chí giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 73 - 75)

2.4. Nội dung tự do ý chí trong các quy định về điều kiện có hiệu lực và hợp đồng vô

2.4.1. Điều kiện về chủ thể

Nhƣ đã phân tích, chủ thể của hợp đồng (hay chủ thể của quan hệ hợp đồng) là những ngƣời tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng hợp đồng, có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó. Để tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng, BLDS 2015 qui định chủ thể phải có năng lực chủ thể phù hợp với giao dịch đƣợc xác lập - đây là một trong những điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực pháp luật, nếu vi phạm điều kiện này thì hợp đồng đƣợc xác lập có thể bị tuyên vô hiệu (Khoản 1, Điều 407 và Điều 122 BLDS 2015). Tuy nhiên BLDS 2015 cũng quy định trong một số trƣờng hợp ngoại lệ, hợp đồng do các chủ thể sau xác lập không bị vô hiệu: (Khoản 2, Điều 125)

- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó: trên thực tế, để đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của mình, ngƣời chƣa đủ sáu tuổi, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự vẫn tiến hành xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự mà không thông qua ngƣời đại diện. Do đó, BLDS 2015 đã thừa nhận hiệu lực của các giao dịch dân sự này nhằm bao quát các trƣờng hợp thực tiễn, bảo vệ quyền lợi cho chủ thể trong các giao dịch trên và loại bỏ đƣợc những quan niệm máy móc liên quan đến chủ thể của quan hệ dân sự. Tuy nhiên, nhƣ thế nào là “nhu cầu thiết yếu hàng ngày” thì phải áp dụng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể là: Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thƣờng về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và

nhu cầu sinh hoạt thông thƣờng khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi ngƣời, mỗi gia đình (Khoản 20 Điều 3).

- Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ: đối với giao dịch chỉ có lợi mà không có sự ảnh hƣởng nào thì giao dịch dân sự đó cũng đƣợc thừa nhận hiệu lực. Điều này đảm bảo đƣợc quyền lợi của các chủ thể trên nhƣng với BLDS 2005, quy định này không tồn tại. Đây là quy định mang tính cải cách tƣ duy và quan điểm lập pháp của Việt Nam trong BLDS 2015. Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua các nhà lập pháp quá quan tâm đến tƣ cách chủ thể trong giao dịch dân sự, quy định máy móc nhƣ vậy là không thực tế, không phù hợp với các quan hệ xã hội đa dạng và phong phú hiện nay. Ví dụ nhƣ trƣờng hợp tặng cho bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu giữa ngƣời chƣa trƣởng thành với ngƣời chƣa thành niên thì giao dịch này không thể tuyên là vô hiệu đƣợc bởi đây là loại hợp đồng không có đền bù, ngƣời chƣa thành niên đƣợc tặng cho tài sản, hoàn toàn đƣợc lợi trong quan hệ hợp đồng cho nên không thể xác định giao dịch vô hiệu đƣợc.

- Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự: điều này cho thấy mặc dù khi xác lập, thực hiện giao dịch, chủ thể này chƣa thành niên hoặc mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự nhƣng khi họ đã thành niên hoặc khôi phục năng lực hành vi dân sự và thừa nhận hiệu lực của giao dịch dân sự thì giao dịch này không bị vô hiệu. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn bởi vì bản thân quan hệ đại diện cũng là nhân danh và vì lợi ích của ngƣời đƣợc đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và ngƣời tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ từ giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện chính là ngƣời đƣợc đại diện. Do đó, dù không đủ điều kiện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (không thông qua đại diện) nhƣng khi họ đã đủ điều kiện để tiếp nhận giao dịch thì chúng ta nên thừa nhận hiệu lực của giao dịch, không nên cứng nhắc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, gây ảnh hƣởng đến quyền lợi của các chủ thể.

Đây là điểm mới của BLDS 2015, là quy định mang tính thực tiễn, đảm bảo đƣợc quyền lợi của các chủ thể trên trong giao dịch dân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do ý chí giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)