Khái niệm, ý nghĩa và vai trò của tự do ý chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do ý chí giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 29 - 39)

Hợp đồng là một loại giao ƣớc mà có đặc điểm chung là sự thống nhất ý chí. Ý chí đóng vai trò quan trọng, là yếu tố cơ bản không thể thiếu để hình thành hợp đồng, từ đó làm phát sinh các nghĩa vụ pháp lý. Vì vậy, “dù ở hệ thống pháp luật nào, ngƣời ta cũng đều thừa nhận nền tảng của luật hợp đồng là tự do ý chí, có nghĩa tự do ý chí là vấn đề trọng yếu của hợp đồng [10, tr. 20].

Mặc dù các quy định pháp luật về hợp đồng ra đời rất sớm trong lĩnh vực luật tƣ ngay từ thời La Mã cổ đại, nhƣng nền tảng lý luận về quyền tự do hợp đồng bắt nguồn từ thuyết tự do ý chí lại ra đời sau đó. Thuyết tự do ý chí xuất hiện từ thế kỷ thứ XVIII và nằm trong hệ thống các quan điểm của trào lƣu triết học ánh sáng. Nội dung của thuyết này xuất phát từ quan điểm cho rằng, ý chí của con ngƣời là tối thƣợng và tự chủ. Chỉ các hành vi xuất phát từ ý chí tự chủ của một ngƣời mới có hiệu lực ràng buộc đối với ngƣời đó. Một ngƣời chỉ bị ràng buộc khi ngƣời đó muốn nhƣ vậy và ràng buộc theo cách mà ngƣời đó muốn. Một hợp đồng sẽ công bằng khi các bên đƣợc tự do thể hiện ý chí của mình. Mỗi bên tham gia hợp đồng nhằm thoả mãn những lợi ích riêng của mình trong phạm vi phù hợp với lợi ích chung [11, tr.16]. Do đó, với bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên, hợp đồng đƣợc coi là kết quả của sự thống nhất ý chí tự nguyện của các bên, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên. Theo

nguyên tắc tự do ý chí, để bảo đảm công bằng trong quan hệ hợp đồng, bảo đảm lợi ích của các bên nhƣ họ mong muốn, ý chí của các bên phải đƣợc thể hiện một cách độc lập, do họ tự quyết định dựa trên sự cân nhắc, xem xét mục đích và lợi ích của mình mà không phụ huộc và yếu tố bên ngoài, không phụ thuộc vào pháp luật, ý chí của các bên đƣợc thể hiện thông qua các hành vi pháp lý của họ nhất là hợp đồng.

Nguyên tắc tự do ý chí dẫn đến hiệu lực bắt buộc của hợp đồng. Khi hợp đồng đƣợc giao kết thì nó có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên, bởi vì đó là mong muốn của các bên, các bên phải chịu trách nhiệm về cam kết của mình.

Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế, xã hội, các quyền tự do dân chủ của con ngƣời đƣợc đề cao một cách tuyệt đối, nhƣ: quyền sở hữu cá nhân, tự do thƣơng mại, tự do cạnh tranh, tự do hợp đồng… Những nguyên lý pháp luật cơ bản này cũng đƣợc ra đời trên cơ sở nền tảng của thuyết về tự do ý chí và đƣợc thừa nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vị thế kinh tế, xã hội của con ngƣời không còn ngang bằng, con ngƣời sống trong sự phụ thuộc lẫn nhau, nền kinh tế tự do không còn duy trì đƣợc nữa. Thực tế giao kết hợp đồng ở các nƣớc cho thấy, hợp đồng nhiều khi đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ, phƣơng tiện để một bên ở vào thế mạnh về kinh tế buộc bên kia phải phụ thuộc vào mình hoặc để bóc lột một bên ở vào vị trí thế yếu hơn trong quan hệ hợp đồng. Bên cạnh đó, với sự xuất hiện của các điều kiện thƣơng mại chung và hợp đồng mẫu đƣợc soạn thảo bởi các công ty lớn hay công ty độc quyền trong đó chứa đựng những điều khoản miễn trừ trách nhiệm của công ty này hoặc các điều khoản ràng buộc trách nhiệm của bên ký kết kia - thƣờng là bên ở vị trí thế yếu. Bên ở vào vị trí thế yếu hơn không đƣợc thỏa thuận về nội dung các điều khoản cụ thể của hợp đồng, không có cơ hội lựa chọn nào hơn là phải ký kết hợp đồng. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, việc đề cao tự do hợp đồng một cách tuyệt đối đã ngày càng tạo ra sự bất bình đẳng, bất công bằng trong giao kết hợp đồng. Corinne Renault Branhinsky cho rằng: “xét trên bình diện thực tiễn kinh tế, xã hội, tự do ý chí và hệ quả của nó là tự do hợp đồng chƣa đủ để bảo đảm sự công bằng về mặt kinh tế, xã hội và bảo đảm công lý cũng nhƣ lợi ích của các bên. Thực tế cho thấy hợp đồng vẫn thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện để một ngƣời buộc ngƣời khác phải phụ thuộc vào mình: “trong mối quan hệ giữa một bên yếu và một bên mạnh, ý chí sẽ

tạo ra sự lệ thuộc còn pháp luật là phƣơng tiện để giải phóng họ”. Ý tƣởng ở đây không phải là phủ nhận vai trò của ý chí trong hợp đồng mà là tránh tuyệt đối hoá vai trò ý chí của chủ thể”[11, tr. 8]. Quan điểm trên đã tạo cơ sở lý luận cho sự can thiệp của Nhà nƣớc vào quan hệ hợp đồng. Sự can thiệp nàykhông phủ nhận vai trò tự do thỏa thuận của các bên mà là tránh tuyệt đối hóa nó, nhằm bảo đảm nguyên tắc công bằng trong giao kết hợp đồng, bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể khác cũng nhƣ lợi ích chung của toàn xã hội.

Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thƣơng mại quốc tế 2004 quy định tại Điều 1.1 rằng: “Các bên đƣợc tự do giao kết hợp đồng và thỏa thuận nội dung của hợp đồng”. Cũng nhƣ vậy, Luật hợp đồng châu Âu quy định: “Các bên đƣợc tự do giao kết hợp đồng và xác định nội dung của hợp đồng phụ thuộc vào các yêu cầu về thiện chí và công bằng và các quy tắc bắt buộc đƣợc thiết lập bởi các Nguyên tắc này” (Điều 1.02). Tại Việt Nam, Bộ luật Dân sự 2015 định ra nguyên tắc: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải đƣợc chủ thể khác tôn trọng” (Khoản 2, Điều 3).

Luật Thƣơng mại 2005 của Việt Nam cũng có nguyên tắc: “Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thƣơng mại và bảo hộ các quyền đó (Điều 11, khoản 1).

Nhƣ vậy, thuyết tự do ý chí là cơ sở lý luận quan trọng cho sự ra đời của Pháp luật Hợp đồng hiện đại qua việc đề cao quyền tự do ý chí, tự do hợp đồng của các bên. Tuy nhiên, tự do hợp đồng không thể mang tính tuyệt đối mà cần phải đƣợc kiểm soát bằng pháp luật, đặt trong mối quan hệ với trật tự công và lợi ích chung của toàn xã hội. Mặc dù bản chất hợp đồng không thay đổi so với quan niệm truyền thống (là sự ƣng thuận giữa các bên), nhƣng pháp luật hợp đồng hiện đại đã có những phát triển, thay đổi đáng kể, theo hƣớng: hạn chế quyền tự do hợp đồng của cá nhân, đề cao lợi ích của tập thể nhằm bảo vệ sự công bằng trong quan hệ hợp đồng [13].

1.2.2. Những nội dung chủ yếu của tự do ý chí

Từ những nghiên cứu về pháp luật hợp đồng cho thấy quyền tự do hợp đồng thể hiện qua nhiều phƣơng diện khác nhau, thông qua những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, đó là tự do giao kết hợp đồng. Đây là nguyên tắc cơ bản của giao kết hợp đồng nói chung

Các chủ thể của pháp luật dân sự, là cá nhân, pháp nhân hay các chủ thể khác (tổ hợp tác, hộ gia đình) đều có quyền tự định đoạt việc tham gia hay không tham gia vào quan hệ hợp đồng. Việc giao kết hay không giao kết hợp đồng là quyền của cá nhân, pháp nhân, không phân biệt hình thức sở hữu hay thành phần kinh tế. Không ai đƣợc quyền áp đặt ý chí của mình để bắt buộc hay ngăn cản chủ thể khác giao kết hợp đồng. Về nguyên tắc, việc cƣỡng ép giao kết hợp đồng là bất hợp pháp, nhƣng trong một số trƣờng hợp luật quy định bắt buộc ký kết hợp đồng hoặc cấm không đƣợc giao kết hợp đồng trong một số trƣờng hợp nhất định, xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ lợi ích xã hội, lợi ích công cộng hay của chính chủ thể bị bắt buộc giao kết hợp đồng.

Đối với ngƣời cung cấp dịch vụ công cộng không đƣợc từ chối giao kết hợp đồng nếu còn khả năng cung cấp dịch vụ và phải mở ra cho tất cả mọi ngƣời đều có cơ hội nhƣ nhau trong việc mua hoặc sử dụng dịch vụ; Ngƣời giao kết hợp đồng không đƣợc từ chối giao kết hợp đồng vì lý do sắc tộc, tôn giáo hay quốc tịch; Thƣơng nhân phải cung cấp hàng hoá hay dịch vụ đã quảng cáo [34].

Đối với những lĩnh vực nhất định, những hàng hoá, dịch vụ Nhà nƣớc cấm kinh doanh, các chủ thể cũng không đƣợc phép ký kết hợp đồng trong những lĩnh vực đó hoặc đối với các hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh. Ví dụ: theo pháp luật một số nƣớc (Pháp, Trung Quốc, Việt Nam…), hợp đồng môi giới mại dâm, hoặc mua bán một số hàng hoá nhƣ: ma tuý, thuốc nổ, vũ khí… bị coi là vô hiệu. Ở Đức, Nhật, Anh, Hoa Kỳ…, hợp đồng cũng bị vô hiệu nếu vi phạm các quyền cơ bản đƣợc quy định trong Hiến pháp. Theo pháp luật của Nhật Bản, nếu hợp đồng hạn chế quyền tự do cá nhân, tự do kinh doanh của một bên sẽ bị coi là vi phạm trật tự công cộng, đạo đức xã hội và bị vô hiệu. Theo pháp luật của Anh, Hoa Kỳ, hợp đồng bị coi là trái với các nguyên tắc đạo đức, vi phạm trật tự công cộng và bị vô hiệu khi nó hạn chế tự do sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các hợp đồng vi phạm nguyên tắc tự do cạnh tranh) [29, tr. 64, 162, 292].

Xuất phát từ cách nhìn nhận hợp đồng là sự phản ánh giá trị của tài sản nhất định, là phƣơng tiện pháp lý tạo ra khả năng có thể nhận đƣợc lợi ích vật chất của các bên [37, tr.205] , pháp luật các nƣớc đều quy định các chủ thể hợp đồng có quyền tự do lựa chọn đối tác để giao kết. Các chủ thể có quyền tự quyết định mình sẽ giao kết hợp đồng với ai, có quyền lựa chọn ai là ngƣời sẽ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho mình, phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: mục đích giao kết, văn hóa ứng xử của đối tác, khả năng, kinh nghiệm kinh doanh của đối tác, uy tín của đối tác, các lợi ích kinh tế phát sinh từ hợp đồng,...Chẳng hạn nhƣ, khi muốn giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm tự do lựa chọn bên bảo hiểm theo ý chí chủ quan của mình hay căn cứ vào mức độ uy tín của bên bảo hiểm và các lợi ích phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm để lựa chọn đối tác phù hợp. Tuy nhiên, để bảo về quyền lợi của ngƣời tiêu dùng, trật tự công cộng, quyền tự do lựa chọn đối tác kí kết hợp đồng phải đƣợc thực hiện không trái với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc quyền tự do lựa chọn đối tác ký kết hợp đồng có một số ngoại lệ nhất định. Ví dụ, Xuất phát từ yêu cầu quản lí nhà nƣớc, vì lợi ích chung, pháp luật quy định các trƣờng hợp đặc biệt, các chủ thể phải kí kết hợp đồng với một bên chủ thể là nhà nƣớc, theo khoản 2 Điều 3 Luật kiểm soát lƣơng thực thực phẩm của Nhật Bản thì trong trƣờng hợp có chiến tranh xảy ra, để phân phối các nguồn dự trữ, pháp luật quy định một số đơn vị sản xuất phải bán sản phẩm của mình cho những địa chỉ nhất định, nhất là mặt hàng lƣơng thực, thực phẩm. Tại Việt Nam, Khoản 2, Điều 32, Hiến pháp 2013 cũng quy định: “Trƣờng hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nƣớc trƣng mua hoặc trƣng dụng có bồi thƣờng tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trƣờng”.

Việc lừa dối nhằm cho một bên hiểu sai lệch về chủ thể hoặc việc đe dọa nhằm làm cho một bên phải chọn mình làm đối tác đều là hành vi vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tự do hợp đồng và có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu.

Thứ ba, đó là quyền tự do quyết định tính chất hợp đồng giao kết

Thể hiện trên hai phƣơng diện:

Một là, tự do lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp với quan hệ giao dịch. Theo nguyên tắc chung, hợp đồng có thể đƣợc giao kết bằng lời nói, văn bản, hành vi cụ thể, trừ một số trƣờng hợp pháp luật quy định loại hợp đồng đó phải đƣơc giao kết dƣới

một hình thức nhất định. Tùy pháp luật mỗi quốc gia mà hậu quả của việc không tuân thủ quy định về hình thức có thể dẫn đến việc hợp đồng đó bị hủy bỏ hoặc vô hiệu,... Ví dụ, pháp luật dân sự Nhật Bản quy định đăng ký giao dịch về thay đổi quyền tài sản đối với đất đai không phải là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mà chỉ nhằm đối kháng với ngƣời thứ ba; theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Hai là, tự do lựa chọn loại hợp đồng giao kết. Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, nhiều loại hợp đồng mới xuất hiện, pháp luật không thể dự liệu hết các loại hình hợp đồng phát sinh, do đó pháp luật dân sự các nƣớc cho phép các chủ thể có thể giao kết với nhau bất kỳ loại hợp đồng nào mà không phụ thuộc vào việc hợp đồng đó có đƣợc quy định trong luật hay không hoặc có thể giao kết hợp đồng hỗn hợp nhƣ: hợp đồng cho thuê tài chính (kết hợp giữa hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng thuê tài sản), hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại ( kết hợp một số đặc điểm của hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng hợp tác kinh doanh),...

Trong thực tế các bên có thể thoả thuận bất cứ điều khoản nào trong hợp đồng mà có thể không đặt tên cho hợp đồng đó, ví dụ: Trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên thỏa thuận mua bán một số hàng hóa nhất định (hàng hóa này không bị pháp luật cấm, hạn chế mua bán) và việc mua bán này đƣợc lập thành văn bản (không ghi tên hợp đồng), văn bản này vẫn đƣợc pháp luật công nhận là hợp đồng vì nó đƣợc hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên,…

Thứ tư, đó là quyền tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng

Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của nguyên tắc tự do hợp đồng. Quyền tự do thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng không chỉ đƣợc thể hiện trong giai đoạn giao kết hợp đồng mà còn đƣợc thể hiện ngay trong quá trình thực hiện, sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng đã giao kết. Khi giao kết hợp đồng, tùy thuộc vào mục đích, lợi ích cần đạt đƣợc, các bên có quyền tự do thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng về: đối tƣợng, số lƣợng, chất lƣợng, giá cả, phƣơng thức thanh toán, địa điểm thanh toán, thời hạn,... nhƣng không đƣợc vi phạm điều cấm của luật hay trái với các đạo đức xã hội. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có quyền tự do thỏa thuận định đoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do ý chí giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)