Ghi nhận nguyên tắc tự do ý chí trong giao kết hợp đồng (tự do hợp đồng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do ý chí giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 44 - 47)

2.1. Vấn đề chuyển hóa học thuyết tự do ý chí thành nguyên tắc tự do ý chí của Bộ luật

2.1.1. Ghi nhận nguyên tắc tự do ý chí trong giao kết hợp đồng (tự do hợp đồng)

Trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển và hội nhập quốc tế, cùng tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, các quan hệ hợp đồng đã có những thay đổi và cần có sự điều chỉnh của pháp luật cho phù hợp. Trƣớc những yêu cầu đó, Đảng và Nhà nƣớc ta đã liên tục có những nỗ lực nhằm cải cách tƣ pháp và hoàn thiện pháp luật hợp đồng cho phù hợp với tình hình mới. Trải qua hơn 10 năm thi hành, mặc dù cơ bản chế định hợp đồng trong BLDS 2005 đã thể hiện tƣơng đối đầy đủ các nguyên tắc tiến bộ, dựa trên triết lý sâu xa của hợp đồng là thuyết tự do ý chí và bảo đảm bình đẳng giữa các bên. Tuy nhiên, chế định hợp đồng trong BLDS 2005 vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Một trong những khiếm khuyết này là chƣa thể hiện đƣợc đầy đủ học thuyết tự do ý chí. Do đó, khi xây dựng BLDS 2015, các nhà lập pháp đã xây dựng quan điểm xuyên suốt là:

Một là, bảo vệ và tôn trọng quyền tự do ý chí của cá nhân, pháp nhân theo tinh thần của Hiến pháp 2013: “Ở nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con ngƣời, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đƣợc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14), đặc biệt, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của bên yếu thế, bên thiện chí trong quan hệ dân sự; hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của cơ quan công quyền vào việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ dân sự;

Hai là, ghi nhận một cách nhất quán nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự.[17]

Ngày 24/11/2015, Quốc Hội chính thức thông qua Bộ luật Dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2017), đánh dấu một bƣớc pháp điển hoá quan trọng pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam, bảo đảm tính thống nhất của pháp luật hợp đồng theo hƣớng ngày càng bảo đảm quyền tự do hợp đồng của các chủ thể trong quan hệ dân sự và phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Nguyên tắc tự do ý chí (tức tự do cam kết, tự do thỏa thuận) “là nguyên tắc đặc trƣng của pháp luật dân sự, xuất phát từ tính độc lập về sở hữu, tính tự chủ, tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm về tài sản của các chủ thể” [50, tr.25]. Khác với BLDS 2005, bên cạnh việc ghi nhận quyền tự do ý chí của các chủ thể trong việc xác lập quyền, nghĩ vụ dân sự tại Điều 4 là một trong những nguyên tắc cơ bản áp dụng chung trong các quan hệ dân sự thì quyền này cũng đƣợc khẳng định lại tại khoản 1 Điều 389 nhƣ là một nguyên tắc riêng áp dụng cho giai đoạn tiền hợp đồng (giai đoạn giao kết hợp đồng) của quan hệ hợp đồng thì BLDS 2015 lại tiếp cận theo một cách khác với tinh thần là hạn chế có những quy định nêu lại nguyên tắc cơ bản trong từng lĩnh vực cụ thể mà khẳng định rõ các nguyên tắc cơ bản của BLDS chính là các nguyên tắc chung đƣợc áp dụng trong toàn bộ các lĩnh vực của pháp luật dân sự nhằm bảo đảm thống nhất trong nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật dân sự, góp phần hình thành chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự, không những vậy nội hàm của nguyên tắc tự do ý chí tại BLDS 20015 cũng có sự thay đổi so với BLDS 2005.

Bộ luật Dân sự 2015 định ra nguyên tắc: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải đƣợc chủ thể khác tôn trọng” (Khoản 2, Điều 3), đây không chỉ là nguyên tắc áp dụng chung cho các quan hệ dân sự mà còn là một nguyên tắc riêng áp dụng cho giai đoạn tiền hợp đồng của quan hệ hợp đồng. Theo đó, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tƣ cách chủ thể đều có quyền tham gia giao kết bất kỳ một hợp đồng nào, nếu họ muốn, mà không ai có quyền ngăn cản. Bằng ý chí tự do của mình, các chủ thể có quyền giao kết những hợp đồng đã đƣợc pháp luật quy định cụ thể cũng nhƣ những hợp đồng khác dù rằng pháp luật chƣa quy định. Tự do ý chí của chủ thể trong việc xác lập quan hệ hợp đồng bao gồm các yếu tố: Tự do đề nghị giao kết, tự do chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị của phía bên kia, tự do thỏa thuận các điều khoản cơ bản của hợp đồng nhƣ đối tƣợng, giá cả, phƣơng thức thanh toán,…Tuy nhiên, pháp luật tôn trọng và bảo đảm quyền tự do cam kết thỏa thuận của các bên tham gia giao kết hợp đồng nhƣng không phải không có những giới hạn (hạn chế) nhất định, không thể có tự do ý chí tuyệt đối đƣợc. Chủ thể khi tham gia

quan hệ hợp đồng không thể “bất chấp tất cả” để thỏa mãn nhu cầu của mình, một trong những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực là “Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội” thì mới có hiệu lực thực hiện và đƣợc các chủ thể khác tôn trọng. Tính không trái pháp luật phải đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là không chỉ trong phạm vi các điều cấm của pháp luật mà còn không trái với các nguyên tắc chung của pháp luật nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng. Ngoài ra, mục đích và nội dung của giao dịch còn không đƣợc trái với đạo đức xã hội (không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không trái với những phong tục tập quán), nếu vi phạm điều cấm của pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội thì hợp đồng có thể bị coi là vô hiệu,. Do vậy, lợi ích của cộng đồng (đƣợc quy định bằng pháp luật) và đạo đức xã hội đƣợc coi là “sự giới hạn” ý chí tự do của mỗi một chủ thể trong việc giao kết hợp đồng. Việc thiết lập giới hạn của tự do cá nhân trƣớc tiên nhằm bảo vệ quyền lợi của Nhà nƣớc, của xã hội nhƣng cũng là bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể trong quan hệ hợp đồng.

Mặt khác, tại Điều 2 BLDS 2015 cũng có quy định:

“1. Ở nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự đƣợc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trƣờng hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”

Đây là quy định hoàn toàn mới, đƣợc phát triển trên cơ sở Điều 14, Hiến pháp 2013. Quy định trên đã tạo cơ sở pháp lý nhằm tiếp tục giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy dân chủ và bảo đảm công bằng, quyền con ngƣời về dân sự, trong đó có quyền tự do ý chí trong giao kết hợp đồng của các chủ thể dân sự.

Theo nguyên lý dân chủ và công bằng, Nhà nƣớc và pháp luật luôn tôn trọng, công nhân, bảo vệ và bảo đảm các quyền dân sự của mọi cá nhân, tổ chức nhƣng trong trƣờng hợp cần thiết hoặc vì những yêu cầu đặc biệt liên quan đến “do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” thì có những quyền dân sự sẽ bị hạn chế. Chẳng hạn, pháp luật cấm mua bán hàng hóa là những chất cấm có thể gây phƣợng hại đến sức khỏe cộng đồng dân cƣ hoặc gây nguy hiểm cho quốc phòng, an ninh quốc gia. Tuy nhiên, khi phải hạn chế quyền dân sự của

các chủ thể thì phải tuân theo quy định của luật mà không đƣợc tùy tiện. Có thể nói, tinh thần của quy định trên đƣợc triển khai trong toàn bộ BLDS 2015 theo hƣớng hạn chế việc hạn chế các quyền, tự do của chủ thể, đảm bảo cho nguyên tắc tự do ý chí của các chủ thể đƣợc phát huy một cách tối đa nhất trong các quan hệ dân sự nói chung và trong giao kết hợp đồng nói riêng. Điều này là hợp lý và phù hợp với xu hƣớng chung của pháp luật thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do ý chí giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)