Nghị và chấp nhận giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do ý chí giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 61 - 72)

2.3. Nội dung tự do ý chí trong các quy định về đề nghị, chấp nhận giao kết hợp đồng.

2.3.1. nghị và chấp nhận giao kết hợp đồng

Có thể thấy rằng một trong những giai đoạn quan trọng của việc thiết lập quan hệ hợp đồng chính là xác lập giao kết hợp đồng bao gồm đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Là quá trình bày tỏ, thống nhất ý chí giữa các bên theo hình thức, nội dung, nguyên tắc, trình tự nhất định, đƣợc pháp luật thừa nhận, nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự.

2.3.1.1. Đề nghị giao kết hợp đồng

Nhƣ đã phân tích ở trên, khi một ngƣời muốn thiết lập một hợp đồng thì ý muốn đó phải thể hiện ra bên ngoài thông qua một hành vi nhất định - đó là đề nghị giao kết hợp đồng. Chỉ có nhƣ vậy, phía đối tác mới có thể nhận biết đƣợc ý muốn của họ và từ đó mới có thể đi đến giao kết hợp đồng.

(i) Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng

Ở Việt Nam, đề nghị giao kết hợp đồng đƣợc định nghĩa chính thức tại Khoản 1, Điều 386 BLDS 2015: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã đƣợc xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên đƣợc đề nghị)”. Khác so với BLDS 2005 (Khoản 1, Điều 390), có thể thấy BLDS 2015 lƣợc bỏ cụm từ “cụ thể”, nghĩa là chỉ cần gửi tới bên đã đƣợc xác định, đồng thời mở rộng thêm chủ thể là “công chúng”. Nhƣ vậy, với quy định mới, khái niệm “đề nghị giao kết hợp đồng” mang tính bao quát và phù hợp hơn cho thực tiễn áp dụng.

Trƣớc đây, khi phân tích về đề nghị, Vũ Văn Mẫu đã khẳng định “đề ƣớc có thể làm riêng cho một ngƣời hay là làm chung cho công chúng” [27]. Pháp luật của Anh và pháp luật của Úc cũng có quan điểm giống vậy nhƣng đƣợc trình bày cụ thể hơn trong việc đƣa ra và phân tích các điều kiện của đề nghị. Các điều kiện của đề nghị theo pháp luật Anh và Úc bao gồm:

(2) Đề nghị có thể đƣợc lập ra cho một ngƣời hoặc nhiều ngƣời cụ thể, hoặc một nhóm ngƣời, hoặc với cả thế giới.

(3) Đề nghị nhất thiết phải đƣợc truyền đạt tới ngƣời hoặc những ngƣời dự định. (4) Đề nghị có thể bị hủy bỏ tại bất kỳ thời điểm nào trƣớc khi đƣợc chấp nhận Khái niệm và các điều kiện của đề nghị theo dân luật Pháp đƣợc chắt lọc ngắn gọn rằng: Đề nghị giao kết hợp đồng là quyết định đơn phƣơng có chủ ý của một ngƣời bày tỏ ý định giao kết hợp đồng theo những điều kiện xác định với một hoặc nhiều ngƣời khác, có nghĩa là đề nghị phải thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng, xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng (nhƣng không cần cụ thể), đƣợc thể hiện rõ ràng hoặc ngầm định dƣới một hình thức nhất định có xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn trả lời, có thể đƣợc đƣa tới công chúng, một nhóm ngƣời hoặc một ngƣời cụ thể.[11]

Nhƣ vậy, có thể nói nhận thức về đề nghị không quá khác nhau giữa các hệ thống pháp luật.

Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 386 BLDS 2015, đề nghị giao kết hợp đồng đƣợc phân biệt với các hình thức trao đổi ý chí khác mà các bên có thể đƣa ra trong giai đoạn giao kết hợp đồng ở 3 điều kiện phải có của một đề nghị giao kết hợp đồng: Thể hiện rõ ý định giao kết và chịu sự ràng buộc của bên đề nghị; có nội dung liên quan đến hợp đồng dự kiến đƣợc giao kết và phải gởi tới một bên xác định cụ thể hoặc tới công chúng [9, tr. 583].

Thứ nhất, yêu cầu về ý định của bên đề nghị giao kết hợp đồng

Hợp đồng là kết quả của sự thống nhất ý chí của các bên và ý chí của bên đề nghị phải đƣợc thể hiện trong đề nghị giao kết hợp đồng. Đề nghị đƣợc hiểu là đƣa ra một yêu cầu và mong muốn đƣợc bên kia chấp nhận. Đƣợc công nhận là một lời đề nghị giao kết hợp đồng thì một điều kiện tất yếu đó là mong muốn xác lập một hợp đồng với một chủ thể khác của bên đƣa ra lời đề nghị, “phải là chủ định đích thực, mong muốn xác lập quan hệ hợp đồng với mục đích làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, một lời bông đùa, một lời hứa hẹn mang tính đạo lý không phải là đề nghị giao kết hợp đồng” [25, tr. 210]. Vì thế nếu việc bày tỏ ý chí của một bên lại không chứa đựng sự mong muốn đó thì không thể coi đó là lời đề nghị giao kết hợp đồng mà có thể là lời đề nghị khác. Do đó, để đƣợc coi là đề nghị giao kết hợp đồng, bên đề nghị phải “thể

hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị”. Với quy định này, “nếu bên đề nghị không thể hiện rõ ý định dứt khoát tham gia quan hệ hợp đồng khi gửi cho bên đối tác những nội dung chủ yếu của hợp đồng thì tất nhiên hợp đồng đó chƣa thể giao kết. Và vì thế, nếu không đáp ứng yêu cầu này, một lời chào mặc dù hƣớng tới chủ thể đƣợc xác định và chứa đựng nội dung chủ yếu của hợp đồng sẽ không có giá trị của đề nghị giao kết mà chỉ đƣợc xem nhƣ bản thông báo mà thôi” [18, tr. 224].

Thứ hai, yêu cầu về nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng

Khác với BLDS 1995 (Điều 396), cũng nhƣ BLDS 2005 , BLDS 2015 không yêu cầu lời đề nghị phải nêu những nội dung, thành phần chủ yếu của hợp đồng nhƣng ngƣời viết vẫn cho rằng yêu cầu này tồn tại trong pháp luật Việt Nam bởi theo quy định tại Khoản 1, Điều 393 BLDS 2015 nếu toàn bộ nội dung của đề nghị đƣợc bên nhận đề nghị đồng ý thì hợp đồng đƣợc coi là giao kết. Do vậy, để hợp đồng có thể hình thành hoặc giao kết đƣợc thì nội dung của đề nghị giao kết phải nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng, bao gồm đối tƣợng và những điều khoản cơ bản khác.

Một hợp đồng đƣợc giao kết khi đề nghị giao kết hợp đồng đƣợc chấp nhận. Để ngƣời đƣợc đề nghị giao kết hình dung đƣợc hợp đồng nhƣ thế nào thì bên đề nghị phải đƣa ra những nội dung cơ bản của hợp đồng mà họ mong muốn xác lập để ngƣời đƣợc đề nghị có thể đồng ý ngay hoặc trực tiếp đƣa ra những yêu cầu của họ để hai bên cùng thảo luận. Còn nếu một bên bày tỏ ý định một cách chung chung nhƣ một lời chào hàng hay quảng cáo thì không phải là một lời đề nghị giao kết hợp đồng và không phải chịu ràng buộc đối với những thông tin đó.

Thứ ba, yêu cầu về bên được đề nghị giao kết hợp đồng

Để có hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng phải đƣợc ngƣời khác chấp nhận và để ngƣời này chấp nhận thì họ phải biết sự tồn tại của lời đề nghị. Nếu BLDS 2005 chỉ xác định một lời đề nghị chỉ gởi tới một bên xác định thì BLDS 2015 chấp nhận cả trƣờng hợp đề nghị đƣợc gởi tới công chúng. Quy định này là phù hợp bởi lẽ một bên có thể mong muốn giao kết hợp đồng với nhiều chủ thể cùng một lúc để tiết kiệm thời gian và tạo thuận lợi cho các bên giao kết hợp đồng, nó cũng thƣờng đƣợc áp dụng đối với các loại hợp đồng theo mẫu mua bán điện, nƣớc, xăng dầu, dịch vụ viễn thông,...

Việc đề nghị giao kết hợp đồng đƣợc thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Ngƣời đề nghị có thể trực tiếp, đối mặt với ngƣời đƣợc đề nghị để trao đổi, thỏa thuận hoặc có thể thông qua điện thoại,... Trong trƣờng hợp này, thời hạn trả lời là khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận, ấn định. Ngoài ra, đề nghị giao kết còn có thể đƣợc thực hiện bằng việc chuyển công văn, giấy tờ qua bƣu điện. Trong trƣờng hợp này, thời hạn trả lời là khoảng thời gian do bên đề nghị ấn định.

Một đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu nhƣ nó đảm bảo xuyên suốt, không có sự thay đổi, hủy bỏ cho đến khi ngƣời đƣợc đề nghị trả lời chấp nhận và hợp đồng đƣợc hình thành. Việc thay đổi, rút lại đề nghị chỉ đƣợc pháp luật cho phép nếu thông báo về việc thay đổi, rút lại này đƣợc đến trƣớc hoặc cùng lúc với lời đề nghị ban đầu (Điều 389, BLDS 2015). Riêng đối với trƣờng hợp hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng, pháp luật quy định chỉ có thể thực hiện nếu quyền này đã đƣợc nêu rõ trong đề nghị và bên đƣợc đề nghị phải nhận đƣợc thông báo hủy bỏ trƣớc khi ngƣời này gởi thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng (Điều 390 BLDS 2015). Với quy định này, pháp luật cho phép ngƣời đề nghị có cơ hội để thay đổi ý định của mình làm phƣơng hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc đề nghị. Với việc có thể thay đổi ý chí của mình, ngƣời đề nghị sẽ không còn lý lẽ nào để phủ nhận trách nhiệm đối với ý chí mà mình đã xác lập.

Mặt khác, một đề nghị chỉ có thể đƣợc xem xét, chấp nhận khi nó đƣợc chuyển tới bên đƣợc đề nghị hay nói cách khác đề nghị chỉ có hiệu lực khi nó đến đƣợc ngƣời nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực đóng vai trò rât quan trọng vì chỉ ra thời điểm chính xác mà bên đề nghị bị ràng buộc bởi đề nghị của mình. Về thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng, pháp luật Việt Nam cho phép ngƣời đƣa ra đề nghị đƣợc quyền ấn định thời điểm này (Khoản 1, Điều 388 BLDS 2015) và đƣợc pháp luật tôn trọng quyền này. Nếu ngƣời đề nghị không ấn định thì pháp luật mới can thiệp bằng cách xác định thời điểm “đến” của đề nghị đối với ngƣời đƣợc đề nghị: (1) Đề nghị đƣợc gởi đến nơi cƣ trú hoặc trụ sở của ngƣời đƣợc đề nghị; (2) Đề nghị đƣợc đƣa vào hệ thống thông tin chính thức của bên đƣợc đề nghị; (3) Bên đƣợc đề nghị biết đƣợc đề nghị thông qua các phƣơng thức khác.(Khoản 2, Điều 38). Trong mọi trƣờng hợp, khi đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, mà bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với ngƣời thứ ba trong thời hạn chờ bên

đƣợc đề nghị trả lời thì phải bồi thƣờng thiệt hại phát sinh do không đƣợc giao kết hợp đồng cho bên đƣợc đề nghị (Khoản 2, Điều 386). Từ quy định này có thể hiểu, khi đề nghị giao kết hợp đồng bị thu hồi trái phép thì việc thu hồi không những không có giá trị pháp lý mà còn là căn cứ phát sinh nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại.

Và một điều hiển nhiên là bên đề nghị không thể tự mình ràng buộc vĩnh viễn với đề nghị giao kết hợp đồng mà hiệu lực ràng buộc của đề nghị sẽ chấm dứt trong một số trƣờng hợp. Khi đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt, ngƣời đã đƣa ra đề nghị có quyền giao kết hợp đồng với ngƣời khác. BLDS 2015 đã quy định cụ thể về vấn đề này tại Điều 391:

“Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trƣờng hợp sau đây: 1. Bên đƣợc đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;

2. Bên đƣợc đề nghị trả lời không chấp nhận; 3. Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

4. Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; 5. Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;

6. Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên đƣợc đề nghị trong thời hạn chờ bên đƣợc đề nghị trả lời.”

Một điểm đáng lƣu ý là tuy không có quy định cụ thể nhƣng có một số trƣờng hợp đề nghị không đƣợc hủy ngang trong pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn với hợp đồng quyền chọn, “Bên mua quyền chọn mua hoặc chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn để đƣợc trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán. Số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn do các bên thỏa thuận” (Điều 66, Luật thƣơng mại 2005). Nhƣ vậy khi ngƣời đƣợc đề nghị phải trả giá để mua quyền chọn mua hoặc bán thì lời đề nghị này không thể rút lại đƣợc, bởi ngƣời đề nghị đã giao kết một hợp đồng trong đó đối tƣợng của hợp đồng là quyền chọn mua hoặc bán hàng hóa.

2.3.1.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

(i) Khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

BLDS 2015 định nghĩa: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên đƣợc đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.” (Khoản 1, Điều 393). Nhƣ vậy, đây là hành vi của bên đƣợc đề nghị trả lời cho bên đề nghị về việc đồng ý giao kết hợp đồng trên cơ sở những nội dung đã đƣợc đƣa ra trong lời đề nghị.

Về nguyên tắc khi nhận đƣợc đề nghị, bên nhận có quyền từ chối hoặc chấp nhận với đề nghị đó, và với hành động chấp nhận thì bên đƣợc đề nghị đã có ý chí ràng buộc mình vào thỏa thuận. Tuy nhiên, không phải một sự trả lời chấp nhận nào cũng đều đƣợc coi là chấp nhận giao kết hợp đồng và có giá trị pháp lý. Pháp luật của các nƣớc đều đặt ra những điều kiện nhất định mà nếu đáp ứng đƣợc những điều kiện đó thì chấp nhận mới đƣợc xem là hợp lệ, có hiệu lực ràng buộc bên đƣợc đề nghị và hợp đồng đƣợc giao kết. BLDS 2005 không có quy định cụ thể về các điều kiện của chấp nhận giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, các quy định tại Điều 393 BLDS 2015 cho thấy chấp nhận giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực khi thõa mãn các điều kiện:

Thứ nhất, yêu cầu về nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng

Về nguyên tắc, sau khi đề nghị đƣợc chuyển đến ngƣời nhận thì ngƣời này có thể trả lời đề nghị theo một trong ba cách:

- Không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, lúc này đề nghị giao kết hợp đồng sẽ chấm dứt theo quy định tại Điều 391 BLDS 2015.

- Chấp nhận một phần nội dung đã đƣợc đề nghị hoặc chấp nhận nhƣng đƣa ra điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị, trƣờng hợp này đƣợc coi nhƣ là một lời đề nghị mới theo quy định tại Điều 393 BLDS 2015.

- Chấp nhận giao kết hợp đông với toàn bộ nội dung đã đƣợc đề nghị. Đây chính là trƣờng hợp đƣợc pháp luật công nhận là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Thứ hai, yêu cầu về cách thức thể hiện chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chính là sự “trả lời” của bên đƣợc đề nghị về việc đồng ý với đề nghị giao kết hợp đồng của bên đƣa ra đề nghị. Dƣới góc độ khách quan, để bên đƣa ra đề nghị có thể nhận biết đƣợc ý chí của bên đƣợc đề nghị thì sự “trả lời” đó phải đƣợc thể hiện ra bên ngoài dƣới một hình thức xác định. Mặc dù không ghi nhận hình thức chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nhƣng BLDS 2015 có ghi nhận về hình thức của giao dịch dân sự tại Điều 119 có thể thể hiện bằn lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Nhƣ vậy, việc bày tỏ ý chí chấp nhận đề nghị của một bên cũng phải tƣơng thích với hình thức giao kết hợp đồng - một loại giao dich dân sự.

Tuy nhiên, cũng có trƣờng hợp đôi khi một bên không nói rõ quan điểm của mình hay nói họ đã im lặng trong thời điểm này. Vậy im lặng có đƣợc xem là giao kết hợp đồng hay không? Vấn đề này đã tồn tạitrong BLDS 2005 (Khoản 2, Điều 404), tuy

nhiên đến BLDS 2015 đã đƣợc bổ sung, sửa đổi cho phù hợp hơn. Theo đó, Điều 393 BLDS 2015 quy định: “Sự im lặng của bên đƣợc đề nghị không đƣợc coi là chấp nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do ý chí giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)