Hợp đồng vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện về ý chí của chủ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do ý chí giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 104 - 108)

3.2. Một số bất cập của chế định giao kết hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015 nhìn từ

3.2.5. Hợp đồng vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện về ý chí của chủ thể

Quy định về yếu tố nhầm lẫn dẫn tới hợp đồng vô hiệu chưa đầy đủ

Nếu nhƣ quy định của BLDS 2005 là quá đơn giản, chƣa đề cập đến mọi khía cạnh của nhầm lẫn, thì quy định của BLDS 2015 là không rõ ràng và thiếu tính hợp lý, vì quy định không cho biết thế nào là nhầm lẫn và không thể chỉ căn cứ vào việc có đạt đƣợc mục đích của giao dịch hay không để yêu cầu tuyên vô hiệu dẫn đến việc áp dụng tùy tiện, không thống nhất giữa các Tòa án khi xác định yếu tố nhầm lẫn trong giao dịch dân sự. Chẳng hạn, hai bên chủ thể ký kết hợp đồng thuê nhà, sau đó có tranh chấp và giải quyết bằng tố tụng tại Tòa. Tòa nhận định, ngƣời cho thuê không phải là chủ sở hữu mà chỉ là đồng thừa kế ngôi nhà nên việc ký kết hợp đồng thuê nhà là giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn. Còn ngƣời cho thuê khẳng định đã cung cấp đủ giấy tờ nhà, giao chìa khóa nhà và có nói với ngƣời cho thuê nhà về những thông tin trên. Do đó, nếu sự việc nhƣ ngƣời cho thuê khẳng định thì ngƣời thuê đã biết rõ sự việc nhƣng chấp nhận thuê nhà của ngƣời cho thuê. Vì vây, “có lẽ, Tòa án đã tùy tiện xác dịnh nhầm lẫn là do Bộ luật Dân sự cho phép tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhƣng không định nghĩa khái niệm này”, “và thực tiễn đôi khi gặp khó khăn hay không thực sự rõ ràng khi xác định sự tồn tại của nhầm lẫn” [47, tr. 170 - 171]. Ngƣời viết cho rằng, không nên chỉ lấy tiêu chí đạt hay không đạt đƣợc mục đích của hợp đồng để xác định nhầm lẫn là điều kiện để yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu, mà còn cần phải xem xét vấn đề ngƣời mua và những ngƣời bình thƣờng khác có ký kết hợp đồng hay

không nếu họ biết đƣợc tình trạng thực tế liên quan đến hợp đồng. Ngay cả khi lấy tiêu chí có hay không đạt đƣợc mục đích của hợp đồng để xác định nhầm lẫn là điều kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, thì vấn đề đặt ra là có phải trong mọi trƣờng hợp, khi một hoặc các bên của hợp đồng không đạt đƣợc mục đích của hợp đồng thì đều có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và không có ngoại lệ cho trƣờng hợp này? Trong một số lĩnh vực của hoạt động thƣơng mại, có những hành vi đƣợc đặc trƣng bởi sự nhầm lẫn, có nghĩa là nhầm lẫn thƣờng xuyên xảy ra trong những tình huống đó và các bên của giao dịch biết và buộc phải biết về những tình huống này. Ví dụ, trên thị trƣờng mua bán ô tô đã qua sử dụng thì ngƣời mua cần phải ý thức và phải biết rằng, nhầm lẫn là điều không tránh khỏi. Nhận thức đƣợc nhƣ vậy nhƣng họ vẫn ký kết hợp đồng mua bán có nghĩa là họ chấp nhận rủi ro. Điều này cũng có nghĩa là họ nhận thức đƣợc hậu quả của hành vi và việc không đạt đƣợc mục đích của giao dịch không đƣợc coi là căn cứ yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Từ những phân tích trên, có thể nói rằng, nhầm lẫn không chỉ nên xác định căn cứ vào mục đích của giao dịch có đạt đƣợc hay không và không phải mọi nhầm lẫn làm cho một hoặc các bên không đạt đƣợc mục đích của giao dịch đều là căn cứ để yêu cầu toàn án tuyên bố giao dịch (hợp đồng) vô hiệu.

Bên cạnh đó, khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu theo yêu cầu của bên bị nhầm lẫn, thì hoặc là bên bị nhầm lẫn chịu thiệt hại hoặc bên kia chịu thiệt hại. Vậy ai sẽ bồi thƣờng những thiệt hại đó? Vấn đề này có vẻ nhƣ đã đƣợc giải quyết, vì theo quy định tại khoản 4 Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì trong trƣờng hợp hợp đồng vô hiệu, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng. Nhƣng thực tế lại không nhƣ vậy, quy định nói trên chỉ có thể đƣợc áp dụng cho trƣờng hợp hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn có yếu tố lỗi còn trong BLDS 2015 không đề cập đến lỗi, do đó việc áp dụng quy định trên là điều không thể. Chúng ta có thể xem xét hai trƣờng hợp: Một là, bên bị nhầm lẫn chịu thiệt hại; hai là, bên không nhầm lẫn chịu thiệt hại khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu theo yêu cầu của bên bị nhầm lẫn.

Trƣờng hợp bên bị nhầm lẫn bị thiệt hại: Nhƣ đã đề cập ở trên, nhầm lẫn có thể do hành vi của một bên và cũng có thể tự nhầm lẫn. Nếu bên bị nhầm lẫn tự nhầm lẫn thì phải chịu thiệt hại do hợp đồng vô hiệu.

Trong trƣờng hợp nhầm lẫn do bên còn lại cung cấp thông tin không chính xác, thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên cung cấp thông tin phải bồi thƣờng thiệt hại, mặc dù bên cung cấp không biết và không buộc phải biết thông tin mà họ cung cấp là không chính xác. Ví dụ: Để bảo đảm cho khoản vay của Công ty X tại Ngân hàng, bà A đã thế chấp xe ô tô mang tên bà và chồng là ông B cho Ngân hàng (trƣớc đó, ông B đã có giấy ủy quyền cho bà A đƣợc quyền thế chấp tài sản chung của vợ chồng, trong đó có xe ô tô để vay vốn làm ăn). Do Công ty X không trả đƣợc nợ nên Ngân hàng khởi kiện và đề nghị Tòa án kê biên phát mại toàn bộ tài sản của bên thứ ba đã đƣợc thế chấp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng theo hợp đồng thế chấp. Ông B khởi kiện và cho rằng, hợp đồng thế chấp đƣợc ký kết giữa bà A và Ngân hàng bị vô hiệu do bà A đã thực hiện không đúng phạm vi ủy quyền, bởi ông B chỉ đồng ý thế chấp khi chính bà A vay tiền làm ăn chứ không phải cho bà A thế chấp để bảo lãnh cho khoản vay của Công ty X.

Thấy rằng, hợp đồng thế chấp quyền đƣợc ký giữa bà A và Ngân hàng tuy ghi là hợp đồng thế chấp nhƣng thực chất là hợp đồng bảo lãnh; đến thời hạn trả nợ mà Công ty X không trả đƣợc số tiền còn nợ thì Ngân hàng có quyền đƣợc tiếp tục quản lý tài sản của ngƣời thứ ba đã thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho Công ty X nhƣ cam kết trong hợp đồng thế chấp. Mặc dù, trong giấy ủy quyền giữa ông B và bà T có nêu rằng, bà A đƣợc quyền sử dụng tài sản chung vợ chồng để thế chấp vay vốn làm ăn nhƣng phía Ngân hàng đã nhầm lẫn là ông B đã đồng ý để bà A dùng tài sản đó để thế chấp cho Ngân hàng, bà A không thực hiện quá phạm vi ủy quyền. Tuy nhiên, Ngân hàng đã yêu cầu bà A bồi thƣờng thiệt hại. Trong trƣờng hợp này, bên không nhầm lẫn bị thiệt hại. Nếu bên yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu bị nhầm lẫn do hành vi của bên không nhầm lẫn thì rõ ràng, bên không nhầm lẫn phải chịu thiệt hại đó. Vì nhầm lẫn có nguồn gốc từ hành vi của họ, cho dù họ không biết và không buộc phải biết, hành vi của họ làm cho bên kia nhầm lẫn nên đã giao kết hợp đồng, thực hiện giao dịch. Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi bên không nhầm lẫn bị thiệt hại do Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo yêu cầu của bên bị nhầm lẫn (do tự nhầm lẫn). Ví dụ, ngƣời mua yêu cầu Tòa án tuyền bố hợp đồng vô hiệu theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Dân sự năm 2015 do ngƣời mua bị nhầm lẫn theo kiểu tự nhầm lẫn. Vì hợp đồng bị tuyên vô hiệu nên ngƣời bán bị thiệt hại. Ngƣời mua bị nhầm lẫn

không phải do lỗi của ngƣời bán, vì vậy nếu bắt buộc ngƣời bán phải chịu thiệt hại đó thì không hợp lý và thiếu cơ sở. Ngƣời mua hoàn toàn không có lỗi khi họ bị nhầm lẫn, vì vậy không thể bắt buộc ngƣời mua bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bán theo quy định tại khoản 4 Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015. Trong tình huống này, thiệt hại của ngƣời bán và ngƣời mua đƣợc giải quyết và xử lý nhƣ thế nào? Nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng thì ngƣời mua bị thiệt hại, ngƣời bán không bị thiệt hại; nếu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì ngƣời mua không bị thiệt hại (hoặc tránh thiệt hại lớn hơn), ngƣời bán bị thiệt hại.

Thiết nghĩ, Bộ luật Dân sự cần thiết phải phân định rõ trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của các chủ thể liên quan khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu do nhầm lẫn. Việc quy định rõ ràng nhƣ vậy bắt buộc bên bị nhầm lẫn phải có sự cân nhắc kỹ trƣớc khi yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, qua đó đảm bảo đƣợc trật tự cho lƣu thông dân sự và hoạt động thƣơng mại.

Quy định về hợp đồng vô hiệu do bị đe dọa, lừa dối còn chưa hợp lý

Tính mang, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của bất kỳ ai cũng đều rất quan trọng và cũng cần đƣợc bảo vệ. Trên thực tế, nhiều trƣờng hợp chủ thể giao kết hợp đồng dù không có quan hệ thân thích với một ngƣời nhƣng lo sợ thiệt hại xảy ra với ngƣời đó mà đã tham gia giao dịch trái mong muốn của mình; ngƣời đó có thể là một ngƣời bạn, một ngƣời đáng kính, một ngƣời em nhỏ mới gặp,... đang có nguy cơ thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Chủ thể nếu không giao kết hợp đồng để loại bỏ nguy cơ gây hại cho những ngƣời đó sẽ đi ngƣợc lại với truyền thống đạo đức của dân tộc, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không cứu giúp ngƣời đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Điều 102, Bộ luật Hình sự 1999. Thiết nghĩ, trong những trƣờng hợp này cũng cần quy định ngƣời bị đe dọa, lừa dối phải giao kết hợp đồng cũng có quyền yêu cầu Tòa tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu.

3.3. Phƣơng hƣớng và một số đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do ý chí giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)