Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do ý chí giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 50 - 55)

2.2. Nội dung tự do ý chí trong các quy định về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng

2.2.1. Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng

Điểm a, Khoản 1, Điều 117 BLDS 2015 quy định: “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự đƣợc xác lập;”. Theo đó, chủ thể tham gia các giao dịch dân sự nói chung và giao kết hợp đồng nói riêng phải đảm bảo có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch đƣợc xác lập. So với BLDS 2005, BLDS 2015 đã thay từ “ngƣời tham gia giao dịch” bằng “chủ thể” và bổ sung vào yêu cầu về “năng lực pháp luật dân sự phù hợp với giao dịch đƣợc xác lập”. Sự thay đổi này là hợp lý vì đã bao quát hết các chủ thể của giao dịch dân sự, tránh cách hiểu “ngƣời” chỉ là cá nhân và hơn nữa, giao dịch dân sự nói chung hay hợp đồng nói riêng có rất nhiều loại khác nhau và năng lực hành vi dân sự của cá nhân cũng phụ thuộc vào vào giao dịch hay hợp đồng đƣợc xác lập. Chẳng hạn, khi giao kết hợp đồng lao động, theo BLLĐ 2012 thì cá nhân là ngƣời sử dụng lao

động thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên và có đẩy đủ năng lực hành vi dân sự còn ngƣời lao động có thể từ đủ 15 tuổi trở lên nhƣng trong trƣờng hợp ngƣời lao động từ đủ 15 tuổi đến dƣới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời lao động (Điều 3 và Điều 18).

Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng theo quy định của BLDS 2015 bao gồm: Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác (tổ hợp tác, hộ gia đình và tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân ) và nhà nƣớc - chủ thể đặc biệt của quan hệ hợp đồng.

2.2.1.1. Cá nhân

Bản chất của giao kết hợp đồng là bày tỏ ý chí và thống nhất ý chí của các bên chủ thể. Chỉ những ngƣời có đầy đủ năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự) mới có ý chí riêng và nhận thức đƣợc hành vi của mình để có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm trong hợp đồng.

Khoản 1, Điều 16 BLDS 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự” và “năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi ngƣời đó sinh ra và chấm dứt khi ngƣời đó chết đi” (Khoản 3, Điều 16 BLDS 2015). Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là “khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” ( Điều 19, BLDS 2015), là khả năng của cá nhân thực hiện các hành vi dân sự có khả năng nhận thức, làm chủ và kiểm soát đƣợc các hành vi dân sự của mình. Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ một số trƣờng hợp luật định (Điều 20, BLDS 2015). Năng lực hành vi dân sự chính là sự phù hợp giữa ý chí, mong muốn chủ quan với lý trí của chính chủ thể đó. Cùng với năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự của chủ thể hợp thành năng lực chủ thể nói chung. Năng lực chủ thể của một cá nhân là tiền đề, là khả năng và điều kiện cần thiết để các chủ thể đó tham gia giao kết hợp đồng dân sự. Vì vậy, năng lực chủ thể luôn là một trong những điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất quyết định tính hiệu lực của một hợp đồng dân sự.

Cũng giống nhƣ pháp luật của đa số các quốc gia trên thế giới năng lực chủ thể cũng đƣợc xem là một trong những yếu tố quyết định tính hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng. Theo nguyên tắc tự do hợp đồng trong BLDS 2015, mọi cá nhân có năng lực chủ thể phù hợp với hợp đồng đƣợc xác lập đều có

quyền tham gia giao kết hợp đồng, trừ những trƣờng hợp pháp luật quy định (từ Điều 21 đến Điều 24 BLDS 2015):

- Ngƣời chƣa đủ sáu tuổi ngƣời mất năng lực hành vi không đƣợc phép xác lập giao dịch. Mọi giao dich dân sự của những ngƣời này đều do ngƣời đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện;

- Ngƣời từ đủ 6 tuổi đến chƣa đủ 15 tuổi có năng lực hành vi dân sự chƣa đầy đủ khi xác lập, thực hiện giao dich dân sự phải có sự đồng ý của ngƣời đại diện theo pháp luật trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi;

- Ngƣời từ đủ 15 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải đƣợc ngƣời đại diện theo pháp luật đồng ý;

- Ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi xác lập, thực hiện giao dich dân sự phải có sự đồng ý của ngƣời đại diện theo pháp luật trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc pháp luật có quy định khác;

Bên cạnh các trƣờng hợp thông thƣờng trên, pháp luật còn dự liệu các trƣờng hợp đặc biệt khác: “Giao dịch xác lập giữa ngƣời giám hộ với ngƣời đƣợc giám hộ có liên quan đến tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ đều vô hiệu, trừ trƣờng hợp giao dịch vì lợi ích của ngƣời đƣợc giám hộ và có sự đồng ý của ngƣời giám sát việc giám hộ” (Khoản 1, Điều 59, BLDS 2015; “ngƣời đại diện và ngƣời giao dịch với ngƣời đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vƣợt quá phạm vi đại diện gây thiệt hại cho ngƣời đƣợc đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại” (Khoản 4, Điều 143 BLSD 2015). Mục đích trong các trƣờng hợp này là nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời đƣợc đại diện, ngƣời đƣợc giám hộ.

2.2.1.2. Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có tư cách pháp nhân

Xác định chủ thể quan hệ dân sự là pháp nhân hay không là một điều đặc biệt quan trọng trong giao kết hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc phân biệt lại không hề đơn giản, nhất là đối với các các tổ chức phi kinh tế, trong đó có các cơ quan,

tổ chức hành chính, nhà nƣớc. Điều 74 về “Pháp nhân” của BLDS 2015 quy định một tổ chức đƣợc công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Thứ nhất, là đƣợc thành lập hợp pháp;

- Thứ hai, là có cơ cấu tổ chức theo quy định của BLDS (Điều 83);

- Thứ ba, là có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

- Thứ tƣ, là nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Các pháp nhân là chủ thể đầy đủ của quan hệ pháp luật dân sự, có năng lực chủ thể mang tính chuyên biệt, đƣợc tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch phù hợp với mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân.

Về phía hộ gia đình và tổ hợp tác, địa vị pháp lý của của hộ gia đình, tổ hợp tác đƣợc thừa nhận trong BLDS 2005 hoàn toàn bị xóa bỏ trong BLDS 2015, không thừa nhận tƣ cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đối với đối tƣợng này nhƣng không phủ nhận sự tồn tại của hai chủ thể này trong thực tiễn. Điều 101, BLDS 2015 đã thừa nhận chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự có sự tham gia của hộ gia đình và tổ hợp tác. Theo quy định tại Điều 106, có thể hiểu hộ gia đình là “các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này” và tổ hợp tác “đƣợc hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hƣởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự” (Điều 111, BLS 2005). Ngoài tổ hợp tác và hộ gia đình, Điều 101 BLDS 2015 còn thừa nhận tƣ cách thực thể trong quan hệ pháp luật dân sự của các tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân. Chẳng hạn nhƣ các cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục 2005 (cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục thƣờng xuyên), các tổ chức cơ sở khám, chữa bệnh theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 (Bệnh viện; cơ sở giám định y khoa; phòng khám đa khoa; phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình;...)

Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân là những thực thể xã hội, nên năng lực hành vi dân sự của các chủ thể này không biểu

hiện trực tiếp bằng hành vi và ý chí của một con ngƣời cụ thể nào đó, mà đƣợc thể hiện bởi ý chung của các thành viên và đƣợc thực hiện thông qua hành vi của ngƣời đại diện, nếu hành vi đó đƣợc thực hiện nhân danh chủ thể, trong phạm vi đại diện, và tƣơng ứng với phạm vi hoạt động của chủ thể đó. Ngƣời đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh ngƣời đƣợc đại diện. Các quyền, nghĩa vụ do ngƣời đại diện xác lập làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân.

2.2.1.3. Nhà nước CHXHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự

Đây là quy định hoàn toàn mới trong BLDS 2015: tƣ cách của Nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam và các cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng trong quan hệ dân sự. Đây là chủ thể đặc biệt trong quan hệ dân sự.

Điều 97 BLDS 2015 quy định địa vị pháp lý của Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng và ở địa phƣơng bình đẳng với chủ thể khác là cá nhân, pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật dân sự. Đây là khẳng định thể hiện nguyên lý cơ bản của pháp luật dân sự với bản chất là luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực luật tƣ. Tuy nhiên, đây là cơ sở pháp lý quan trọng, lần đầu tiên đƣợc chính thức ghi nhận trong một đạo luật quan trọng nhất của hệ thống các luật tƣ - BLDS. Quy định có tầm quan trọng mang tính định hình cơ bản cho các giao dịch, quan hệ dân sự giữa Nhà nƣớc, cơ quan nhà nƣớc với các chủ thể khác của luật tƣ.

Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các bên nhằm xác lập quyên và nghĩa vụ dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện. Vì thế, khi xuất hiện với vai trò là một chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, địa vị pháp lý của đối tƣợng này hoàn toàn bình đẳng với các chủ thể khác trong quan hệ dân sự (cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình, tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân) và phải chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ dân sự mà mình đã xác lập.

Tƣơng tự nhƣ pháp nhân, nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam và các cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng trong quan hệ dân sự không thể tự mình xác lập các giao dịch dân sự mà phải thông qua cơ chế đại diện đƣợc quy định tại Điều 98 BLDS 2015 “Việc đại diện cho Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà

nƣớc ở trung ƣơng, ở địa phƣơng tham gia quan hệ dân sự đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nƣớc. Việc đại diện thông qua cá nhân, pháp nhân khác chỉ đƣợc thực hiện trong các trƣờng hợp và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”. Nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam và các cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của mình bằng tài sản mà mình là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý (Khoản 1, Điều 99,BLDS 2015) nhƣng không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự đối với pháp nhân mà mình thành lập bao gồm doanh nghiệp nhà nƣớc trừ trƣờng hợp bảo lãnh cho nghĩa vụ dân sự của pháp nhân. Đồng thời BLDS 2015 cũng có quy định về trách nhiệm của nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam và các cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng về nghĩa vụ dân sự mà mình xác lập với nhà nƣớc, pháp nhân, cá nhân nƣớc ngoài tại Điều 100 BLDS 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do ý chí giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)